Căng thẳng Nhật-Hàn đẩy người dân vào vòng xoáy bất ổn

(Ngày Nay) - Vào buổi trưa, vẫn có một hàng dài thực khách xếp hàng hình thành bên ngoài các nhà hàng bán samgyeopsal (thịt lợn nướng) và sundubu jjigae (đậu phụ hầm). Một nhóm các cô gái tuổi teen vẫn đội mưa và ăn bánh hotdog kiểu Hàn Quốc trên các góc phố sau khi mua sắm mỹ phẩm và hàng hóa Kpop.
Căng thẳng Nhật-Hàn đẩy người dân vào vòng xoáy bất ổn

Tuy nhiên, đây không phải là Seoul, mà là Shin-Ōkubo, một khu phố nhỏ ở trung tâm Tokyo. Đây là nơi sinh sống của một cộng đồng người gốc Triều Tiên, những người đang lo ngại họ sẽ trở thành tâm điểm của cuộc tranh chấp thương mại giữa Nhật Bản và Hàn Quốc.

Trong những tuần gần đây, Tokyo và Seoul đã có các động thái "ăn miếng trả miếng" về thương mại và quốc phòng, bắt nguồn từ những mâu thuẫn trong việc bồi thường các lao động và nô lệ tình dục người Triều Tiên bị phát xít Nhật áp bức trước năm 1945.

Vào năm 2018, tòa án Hàn Quốc ra lệnh cho các công ty Nhật Bản bồi thường cho công nhân bị ép làm việc tại các hầm mỏ từ thời chiến tranh, điều này đã tạo ra làn sóng tranh cãi dẫn đến căng thẳng thương mại, hợp tác an ninh, du lịch và thậm chí gây ảnh hưởng tới Thế vận hội mùa hè 2020 tại Tokyo.

"Số lượng khách hàng đã giảm khoảng một nửa trong những tháng gần đây", chủ sở hữu của một cửa hàng bán mỹ phẩm Hàn Quốc, cho biết. "Nhiều phụ nữ trẻ vẫn mua sắm ở đây, nhưng người lớn tuổi chỉ liếc nhìn rồi bước đi. Trước đây mọi chuyện không như vậy".

Người phụ nữ cho biết cô sinh ra tại Nhật Bản nhưng gốc gác của gia đình có thể khiến cô trở thành kẻ thù ngay tại quê hương mình: "Hai quốc gia đang ở hai thái cực khác nhau. Nhật Bản khẳng định rằng tất cả các yêu cầu bồi thường từ thời chiến đã được giải quyết, nhưng bạn sẽ cảm thấy thế nào nếu như ông của bạn là một người lao động thời chiến bị ép buộc?".

"Tôi có nhiều bạn Nhật hơn là những người cùng gốc gác, nhưng chúng tôi tránh nói về vấn đề chính trị vì chúng tôi biết điều này sẽ thành một vòng lẩn quẩn", người phụ nữ cho biết.

Đầu năm nay, Nhật Bản đã hạn chế xuất khẩu nguyên liệu hiếm được coi là quan trọng đối với ngành công nghiệp sản xuất điện thoại và chip của Hàn Quốc và loại Seoul khỏi danh sách đối tác thương mại đáng tin cậy.

Động thái này càng kích động làn sóng thù hận dân tộc tại Hàn Quốc. Chính quyền Tổng thống Moon Jae-in đã coi biện pháp này là sự trả thù cho các phán quyết của tòa án đối với các công ty Nhật Bản và nhanh chóng loại bỏ Tokyo khỏi danh sách ưu đãi thương mại của mình.

Tuy nhiên, một số chủ cửa hàng cho biết các họ đang tìm cách vượt qua cơn bão ngoại giao. "Công việc kinh doanh của chúng tôi không bị ảnh hưởng nhiều bởi người trẻ ít quan tâm tới vấn đề chính trị", theo ông Choi Dong-han, chủ cửa hàng bán đồ lưu niệm K-pop.

Các tín đồ hâm mộ KPOP vẫn tới Shin-Ōkubo để mua áp phích, DVD và mô hình thu nhỏ các ca sĩ của BTS, Tohoshinki và Big Bang. "Tôi hy vọng Nhật Bản và Hàn Quốc có thể loại bỏ sự khác biệt của mình. Đã là láng giềng thì nên hòa thuận với nhau", ông Choi cho biết.

Quan hệ song phương ngày càng căng thẳng sau khi Seoul kêu gọi Ủy ban Olympic quốc tế cấm lá cờ mặt trời mọc của Nhật Bản, được một số người Hàn Quốc coi là biểu tượng của chủ nghĩa quân phiệt, khỏi Thế vận hội Mùa hè năm tới tại Tokyo. Một cuộc thăm dò gần đây cho thấy người Hàn Quốc tin tưởng Triều Tiên hơn Nhật Bản.

Cuối tháng trước, Hàn Quốc đã hủy bỏ hiệp ước chia sẻ thông tin tình báo với Nhật Bản. Các chuyên gia cảnh báo hành động này có thể gây tổn hại đến khả năng chống lại mối đe dọa hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Triều Tiên, trong khi Mỹ gây áp lực lên thủ tướng Nhật Bản, Shinzō Abe, và Tổng thống Hàn Quốc, Moon Jae-in, để kéo các quốc gia đồng minh thân cận khỏi sa lầy vào một cuộc chiến ngoại giao.

Một số người Hàn Quốc đã tạo ra làn sóng tẩy chay các sản phẩm của Nhật Bản, bao gồm mỹ phẩm, bia và quần áo, trong khi số người Hàn Quốc đến Nhật Bản vào tháng 8 đã giảm 48% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong một bài xã luận gần đây, tờ báo Nhật Bản Asahi Shimbun đã cáo buộc truyền thông Nhật Bản đang cố gắng khơi dậy lòng căm thù đối với Hàn Quốc và Triều Tiên.

Tờ báo dành nhiều sự chỉ trích cho tạp chí Shukan Post, vốn có một loạt bài có tựa đề "Tạm biệt người người hàng xóm phiền phức của chúng ta: Tại sao chúng ta không cần Hàn Quốc".

Trong khi các vụ thử tên lửa của Triều Tiên trong quá khứ đã thúc đẩy các cuộc biểu tình đường phố của những kẻ cực đoan cánh hữu chống lại cộng đồng Nhật Bản gốc Triều Tiên, tình hình hiện tại vẫn khá im ắng, một phần nhờ vào luật vào bộ luật kiếm chế phát ngôn thù địch ban hành năm 2016.

Ông Yuh Keun-eg, chủ tịch trụ Hiệp hội người Triều Tiên tại Nhật Bản cho biết: "Chúng tôi chỉ là những người bình thường muốn tạo dựng cuộc sống tại đây. Tuy nhiên, bất cứ khi nào mối quan hệ giữa Nhật Bản và Hàn Quốc xấu đi, chúng tôi nhận được các mối đe dọa".

"Chúng tôi không quan tâm đến chính trị. Tất cả những gì chúng tôi quan tâm là sinh kế của mình, rằng với sự chăm chỉ, tài năng và một chút may mắn, chúng tôi có thể có cuộc sống thoải mái và đóng góp cho cộng đồng địa phương", ông Yuh nói.

Theo The Guardian
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.