Cánh cửa đến Nhật Bản du học có hẹp lại vì COVID-19?

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Sở hữu nền kinh tế phát triển, văn hóa đầy bản sắc và hệ thống giáo dục chất lượng, Nhật Bản của thời kỳ trước đại dịch vẫn luôn là niềm mơ ước của nhiều học sinh, sinh viên Việt Nam. Đến ‘năm COVID-19 thứ hai’, liệu quốc gia Đông Bắc Á này còn là điểm đến lý tưởng, và cánh cửa đến đất nước mặt trời mọc có rộng mở với du học sinh Việt?
Các trường tại Nhật vẫn liên tục tuyển sinh và xét duyệt hồ sơ của du học sinh từ các quốc gia không nằm trong danh sách hạn chế. (Ảnh: Minh Thúy)
Các trường tại Nhật vẫn liên tục tuyển sinh và xét duyệt hồ sơ của du học sinh từ các quốc gia không nằm trong danh sách hạn chế. (Ảnh: Minh Thúy)

Tồn tại nhiều câu hỏi liên quan đến việc COVID-19 ảnh hưởng thế nào đến con đường du học Nhật tiến của học sinh, sinh viên Việt Nam, trong bối cảnh Nhật Bản là nước chủ nhà của Thế vận hội Olympic Tokyo 2021 và diễn biến dịch bệnh vẫn đang tương đối phức tạp tại nước này.

Lối đi tuy hẹp nhưng vẫn còn để ngỏ

Hiện tại, nếu tìm kiếm “du học Nhật Bản 2021” trên mạng, hàng triệu kết quả sẽ được trả về cùng nhiều thông tin liên quan như hồ sơ đăng ký du học tự túc, hồ sơ xin visa Nhật, điều kiện và quy trình xin học bổng. Hàng năm, có 4 kỳ nhập học cho du học sinh tại Nhật rơi vào tháng 1, tháng 4, tháng 7, tháng 10, trong đó kỳ tháng 4 và 10 là kỳ nhập học chính. Thông thường, quá trình từ lúc làm hồ sơ đến thời điểm nhập học của Nhật kéo dài 10 tháng tới một năm. Các du học sinh vẫn đang tích cực hoàn thiện hồ sơ cho kỳ nhập học tháng 10 tới, hoặc đang cân nhắc bắt đầu chuẩn bị cho năm học 2022.

Theo thống kê của Cục Xuất nhập cảnh và Quản lý Cư trú thuộc Bộ Tư pháp Nhật Bản, đến tháng 12/2019, tổng số du học sinh việt Nam là 82.266 người, xếp thứ 2 trong tổng số du học sinh tại Nhật, chỉ sau Trung Quốc.

Quay trở lại năm 2020, khi dịch bệnh bắt đầu bùng phát, Nhật Bản cũng như nhiều quá gia khác đã ban bố tình trạng đóng cửa, ảnh hưởng nghiêm trọng đến kế hoạch đi du học của nhiều học sinh, sinh viên Việt Nam. Các đường bay ngừng hoạt động, một số trường học áp dụng hình thức học online hoặc lùi thời gian nhập học. Học sinh, sinh viên Việt Nam chuyển sang chế độ “du học tại chỗ” trong khi vẫn phải thanh toán các chi phí ngang với học lưu trú. Một số vừa học vừa chờ đợi thời điểm dịch bệnh qua đi để có thể lên đường, tiếp nối giấc mơ du học dang dở. Đến tháng 11, Nhật Bản mới dỡ bỏ lệnh cấm nhập cảnh đối với khách nước ngoài tới từ Việt Nam và một số quốc gia, vùng lãnh thổ khác.

Tạ My, một du học sinh người Việt tại Kagoshima, Nhật Bản chia sẻ: “Cuối tháng 8 năm 2020, em nhận được thông báo đỗ tư cách lưu trú. Nhưng rất tiếc là ở thời điểm này, Đại sứ quán Nhật Bản chưa mở cửa lại cho du học sinh. Nhật Bản lúc đó hạn chế nhập cảnh, nên việc đi du học của em bị hoãn lại. Đến cuối tháng 11, Đại sứ quán thông báo nhận hồ sơ xin visa, nhưng buộc phải qua đại lý uỷ thác chứ không được tự xin như hồi trước dịch. Visa và vé máy bay của em đều thông qua bên đó”. My đã chính thức sang Nhật vào 4/1/2021, sau 4 tháng chờ đợi. Thời điểm My nhập cảnh, phía Nhật không tổ chức xét nghiệm, chỉ yêu cầu khai báo y tế và tự cách ly 14 ngày trong ký túc xá của trường.

Tại thời điểm tháng 5/2021, việc tự mua vé máy bay một chiều đến Nhật không còn gặp khó khăn. Có nhiều hãng hàng không khai thác đường bay do người dân có nhu cầu đi lại. Tuy nhiên, đặt vé vào thời điểm nào cũng là một bài toán nan giải. Lê Minh Thúy, cựu sinh viên Đại học Kagoshima nhớ lại: “Việc ban bố tình trạng khẩn cấp tại Nhật đã lặp lại vài lần, thay đổi khó lường dựa theo tình hình kiểm soát dịch, nên chắc chắn kế hoạch du học của mọi người sẽ bị ảnh hưởng nhiều. Nhật hiện đang mở cửa, nhưng cũng có thể bất ngờ đóng lại, rất khó để mua vé trước theo một kế hoạch dài hạn.” Cách tốt nhất là mua vé thông qua Đại lý ủy thác, hoặc mua ngay sau khi có visa, nếu lúc đó Nhật đang trong tình trạng mở cửa. Tuy nhiên, giá vé mua gấp như vậy không hề rẻ.

Cánh cửa đến Nhật Bản du học có hẹp lại vì COVID-19? ảnh 1

Có thể lựa chọn vé khứ hồi với thời điểm về khá xa so với hiện tại, nhưng không có gì đảm bảo chuyến bay về Việt Nam sẽ được diễn ra đúng dự kiến.

Mặt khác, chiều máy bay về Việt Nam gần như là không thể đặt trong thời điểm này. Minh Thúy chia sẻ: “Dù đã đặt vé về trước nhiều tháng, nhưng gần đến ngày bay thì bọn mình nhận được tin hủy chuyến, hủy vài lần thì hoàn tiền. Hơn một năm sau tốt nghiệp, bọn mình vẫn kẹt lại đây.” Du học sinh Việt Nam sang Nhật cần chuẩn bị sẵn tâm lý rằng nếu lựa chọn đi du học lúc này, có lẽ rất lâu nữa các bạn mới có thể về thăm gia đình.

Việc du học tại Nhật Bản có còn đem lại nhiều cơ hội việc làm?

Bộ Tài chính Nhật Bản ngày 20/5 cung cấp các số liệu sơ bộ cho thấy xuất khẩu của nước này trong tháng 4/2021 đã tăng 38% so với cùng kỳ năm ngoái nhờ nhu cầu tăng mạnh tại Mỹ và Trung Quốc. Sự phục hồi vững chắc của xuất khẩu đang hỗ trợ cho nền kinh tế Nhật Bản, nơi vốn đang chứng kiến cảnh tiêu dùng trong nước giảm đáng kể do tác động của tình trạng khẩn cấp lần thứ 3 được ban bố cuối tháng tháng 4 tại thủ đô Tokyo và 8 tỉnh khác.

Khi được hỏi về việc người dân Nhật Bản có hoan nghênh du học sinh Việt Nam vào thời điểm nhạy cảm này không, Minh Thúy nhận định: “Người dân Nhật Bản không có tư tưởng sợ hãi hay quan ngại đối với vấn đề Nhật Bản mở cửa cho du học sinh Việt Nam. Với những nơi dịch có chiều hướng căng thẳng như Ấn Độ hay Mỹ thì phía Nhật đã sớm có chính sách đóng cửa. Theo mình, người dân thậm chí còn hoan nghênh người lao động và du học sinh sang, bởi điều này góp phần phục hồi sản xuất, thương mại, giao thông, dịch vụ, du lịch...”

Cánh cửa đến Nhật Bản du học có hẹp lại vì COVID-19? ảnh 2

Tại một số trường, sinh viên sẽ được hỗ trợ giới thiệu việc làm thêm. (Ảnh: Minh Thúy)

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản đã thông báo về việc dịch COVID-19 kéo dài khiến cho các công ty giảm số lượng tuyển dụng chủ yếu trong các ngành dịch vụ liên quan đến hàng không, du lịch, kéo theo tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm cũng giảm theo. Trái lại, nhu cầu tuyển dụng vẫn tăng nhẹ tại các ngành sản xuất và xây dựng. Để trả lời câu hỏi liệu du học Nhật Bản có đem lại nhiều cơ hội việc làm hay không, học sinh, sinh viên và các bậc phụ huynh cần chủ động tìm hiểu về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từng thời điểm, từ đó tìm được ngành nghề du học phù hợp, tránh trường hợp dịch kéo dài và sinh viên ra trường không thể tìm được việc đúng nguyện vọng, ngành nghề.

Hiện Chính phủ Nhật Bản đang duy trì hệ thống tư vấn việc làm, trong đó có dịch vụ “Hello work”, một đơn vị uy tín, đóng vai trò là cầu nối trung gian miễn phí để người có nhu cầu việc làm tiếp cận với các doanh nghiệp tuyển dụng.

Nhật Bản siết chặt nhập cảnh, nỗ lực kiểm soát lây lan dịch bệnh

Để khắc phục tình trạng người nhập cảnh vào Nhật Bản không chấp hành nghiêm quy định tự cách ly, Chính phủ Nhật Bản đã chỉ đạo cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, bao gồm biện pháp gọi điện qua ứng dụng điện thoại thông minh (video call). Người nhập cảnh sẽ được hướng dẫn cài đặt và đăng nhập vào một ứng dụng khai báo thông tin trên điện thoại thông minh ngay tại sân bay hoặc tại cơ sở lưu trú do nhà nước quản lý. Sau đó, cơ quan chức năng sẽ tăng cường các cuộc gọi video call để xác nhận tình trạng chấp hành cách ly của người nhập cảnh. Trường hợp không thể kết nối được cuộc gọi, cảnh sát địa phương sẽ được liên hệ để đến trực tiếp kiểm tra tại địa điểm đăng ký cách ly. Thực tế cho thấy hơn 30% người nhập cảnh không khai báo thông tin trên ứng dụng điện thoại thông minh, gây khó khăn cho việc kiểm soát quá trình cách ly sau nhập cảnh. Du học sinh Việt Nam cần nghiêm túc tuân theo các hướng dẫn của chính quyền nước sở tại để tự bảo vệ bản thân một cách tốt nhất.

Đối với Thế vận hội Olympic Tokyo dự kiến diễn ra từ ngày 23/7 đến ngày 8/8, sau đó là Paralympic từ ngày 24/8 đến ngày 5/9, các nhà tổ chức thông báo đã nhất trí với Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) đơn giản hóa khâu tổ chức nhằm đảm bảo an toàn, tránh nguy cơ dịch COVID-19 lây lan, cũng như giảm bớt tác động tài chính khi sự kiện thể thao lớn nhất thế giới này phải hoãn lại một năm và không có khán giả nước ngoài được phép vào các địa điểm thi đấu.

Cánh cửa đến Nhật Bản du học có hẹp lại vì COVID-19? ảnh 3

Theo khảo sát, 60% người dân Nhật không muốn Thế vận hội được tiếp tục diễn ra (Ảnh: Michael Pavitt)

Tính đến 14/5, Nhật Bản đã ban bố tình trạng khẩn cấp ở 9 tỉnh thành, bao gồm thủ đô Tokyo, Aichi ở miền Trung, Hokkaido ở cực Bắc, Fukuoka ở miền Tây Nam, 5 tỉnh miền Tây, gồm Osaka, Kyoto và Hyogo, Okayama và Hiroshima. Tại những khu vực áp dụng tình trạng khẩn cấp, người dân được yêu cầu hạn chế đi ra ngoài đường nếu không có việc cần thiết, các cơ sở kinh doanh ăn uống không phục vụ đồ uống có cồn và đóng cửa trước 20h hàng ngày, trong khi các trung tâm thương mại lớn và rạp chiếu phim phải rút ngắn thời gian hoạt động. Các doanh nghiệp được khuyến khích tăng cường làm việc từ xa.

Xét phương châm của Chính phủ Nhật là không công khai quốc tịch bệnh nhân, hiện không có số liệu thống kê chính xác số lượng người Việt Nam cũng như du học sinh Việt Nam nhiễm COVID-19 tại Nhật. Mọi công dân, bất kể là người Nhật hay người nước ngoài sinh sống tại Nhật đều sẽ phải tham gia chế độ bảo hiểm bắt buộc, tùy theo thu nhập. Đối tượng học sinh, sinh viên có thu nhập thấp hoặc không có thu nhập sẽ chi bảo hiểm ở mức cơ bản là 1700 yên (khoảng 360.000VND)/tháng. Bảo hiểm sẽ chi trả 70% đối với bệnh lý thường, và 100% với COVID-19. Mặt khác, những thành phần lưu trú bất hợp pháp không được đóng bảo hiểm sẽ phải chịu chi phí vô cùng đắt đỏ một khi buộc phải thăm khám tại các cơ sở y tế. Các bệnh nhân chẩn đoán nhiễm COVID-19 nhẹ sẽ tự cách ly tại nhà, tùy theo mức độ nặng mà có thể đến điểm cách ly tại khách sạn hoặc nhập viện. Tuy nhiên, Đài truyền hình NHK cho biết các cơ sở y tế tại 9 trong số 47 tỉnh, thành ở Nhật Bản hiện đã trong tình trạng quá tải. Yếu tố hệ thống y tế cũng là một vấn đề nên lưu tâm trong quá trình chọn điểm đến du học.

Chính phủ đang cho thấy những nỗ lực trong nhiều mặt để vừa phòng dịch vừa phát triển kinh tế-xã hội. “Tuy nhiên, tại khu vực em theo học (Kagoshima), người dân có vẻ còn chủ quan, một số người ra đường vẫn không đeo khẩu trang,” Tạ My bày tỏ nỗi quan ngại: “Lúc mới sang, số ca nhiễm ở tỉnh này chỉ đếm trên đầu ngón tay, còn hiện tại, con số đã tăng lên 30-60 ca/ngày.” Điều đặc biệt quan trọng là du học sinh Việt Nam khi sang nước bạn vẫn cần đề cao cảnh giác, không để bị rơi vào tâm lý chủ quan tương tự.

Kết luận lại, học sinh, sinh viên Việt Nam vẫn có thể chọn lựa Nhật Bản là điểm đến du học, tuy nhiên cần nghiêm túc cân nhắc tất cả những yếu tố liên quan đến kinh tế và y tế, đảm bảo việc học trong bối cảnh COVID-19 được diễn ra hiệu quả, an toàn.

Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.