Hàng quán Nhật Bản sống thoi thóp thời dịch

0:00 / 0:00
0:00

(Ngày Nay) - Vào những bình thường, khi màn đêm buông xuống cũng sẽ là lúc các nhà hàng, quán ăn Nhật Bản trở nên rực rỡ bởi các biển hiệu đèn neon, khơi gợi dân văn phòng tấp vào ăn tối và giải khuây bằng vài ly rượu.

Các hàng quán tại khu Shimbashi, Tokyo, trống vắng các thực khách vào thời dịch. Ảnh: Getty
Các hàng quán tại khu Shimbashi, Tokyo, trống vắng các thực khách vào thời dịch. Ảnh: Getty

Nhưng kể từ khi thành phố Tokyo ban bố tình trạng khẩn cấp do ảnh hưởng của dịch bệnh, các con phố từng đông đúc và sôi động giờ trở nên thiếu sức sống, đặc biệt là khi chính quyền cấm các quán phục vụ đồ uống có cồn cho thực khách.

“Hãy nhìn xem, xung quanh hoàn toàn trống rỗng”, bà Matsui Yasuko, chủ một nhà hàng nhỏ phục vụ mì kiểu Nagasaki, nói. “Chúng tôi không được phép phục vụ rượu, vì vậy không ai muốn ăn ở ngoài. Hãy tưởng tượng đến một quán rượu hoặc nhà hàng mà không thể gọi một đồ uống sẽ như thế nào?".

Lệnh cấm rượu là một trong số những hạn chế mà các quán ăn của Tokyo phải tuân theo khi thành phố nỗ lực ngăn chặn làn sóng lây nhiễm thứ tư, chỉ 2 tháng trước khi Thế vận hội Tokyo diễn ra.

Ngay cả các hàng quán chuyển sang phục vụ nước giải khát, họ cũng phải đóng cửa lúc 8 giờ tối. Để khuyến khích các hộ kinh donah này, chính phủ đã cung cấp khoản trợ cấp hàng ngày từ 40.000-200.000 yên, tùy thuộc vào quy mô từng cơ sở, cùng với quy định sẽ phạt 300.000 yên nếu chủ quán không tuân thủ.

Tình trạng khẩn cấp được áp dụng tại Tokyo, Osaka và một số tỉnh có nhiều ca mắc COVID-19, đáng lẽ đã kết thúc vào ngày 11/5, nhưng đã được gia hạn cho đến cuối tháng này.

Mặc dù số ca mắc mới đã giảm trong những ngày gần đây, nhưng tỷ lệ nhiễm bệnh vẫn ở mức cao, làm tăng thêm lo ngại rằng một khi kết thúc sớm tình trạng khẩn cấp, một làn sóng lây nhiễm mới sẽ xuất hiện.

Tính đến thứ Ba, Nhật Bản đã ghi nhận hơn 153.000 ca mắc COVID-19, với gần 2.000 trường hợp tử vong.

Các chuyên gia y tế Nhật Bản từ lâu đã chỉ ra nguy cơ lây nhiễm COVID-19 tăng cao khi một nhóm người ngồi trong không gian chật hẹp như các quán ăn uống.

Hàng quán Nhật Bản sống thoi thóp thời dịch ảnh 1

Ngày càng ít thực khách lui tới các quán ăn do lệnh đóng cửa sớm và không phục vụ rượu, bia. Ảnh: AFP

Nhưng đối với các chủ nhà hàng ở Tokyo, các biện pháp này đã đe dọa tới sinh kế của họ. “Tiền trợ cấp quá ít, do chúng tôi không thể phục vụ rượu và phải đóng cửa rất sớm vào buổi tối”, bà Matsui Yasuko cho biết.

Nhiều người khác phàn nàn rằng các khoản trợ cấp không tương xứng với lợi nhuận tạo ra từ việc bán rượu. Một chủ quán bar cho biết doanh thu của quán mình đã giảm khoảng 60% kể từ khi đại dịch bắt đầu.

“Chúng tôi có thể sẽ tồn tại được, nhưng có rất nhiều nơi nhỏ hơn xung quanh đây đã được chính phủ khuyến khích vay vốn sớm hơn trong đại dịch. Dù đã đến kỳ trả nợ, nhưng họ không kham nổi. Có rất nhiều người sắp lâm vào cảnh phá sản", chủ quán bar nói.

Trong khi doanh số bán hàng tại các chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh đã tăng trong thời kỳ đại dịch do nhu cầu mua đồ ăn mang đi cao hơn, thì doanh số bán hàng tại các quán bar và izakaya, một loại quán bar bình dân phục vụ đồ uống và đồ ăn nhẹ, đã giảm gần 40% trong tháng 3 so với cùng tháng năm ngoái, theo Hiệp hội Dịch vụ Thực phẩm Nhật Bản.

Một báo cáo của Tokyo Shoko Research, một công ty phân tích, cho biết 842 nhà hàng trên toàn Nhật Bản đã nộp đơn phá sản vào năm 2020, tăng 5,3% so với một năm trước đó. Những cơ sở phá sản chủ yếu là các quán rượu izakaya nhỏ, vốn là phần quen thuộc trong đời sống xã hội và văn hóa Nhật Bản.

“Mọi người tránh xa các quán rượu để tránh đám đông”, báo cáo của Tokyo Shoko Research cho biết. “Các nhà hàng nhỏ cũng đang phải chi tiền để lắp các vách ngăn nhằm đủ điều kiện hoạt động trở lại".

Global-Dining, một chuỗi nhà hàng lớn có trụ sở tại Tokyo, thậm chí còn đệ đơn kiện đòi bồi thường thiệt hại khi cho rằng lệnh đóng cửa sớm là bất hợp pháp và vi phạm quyền kinh doanh.

Khi đồng hồ điểm 8 giờ tối, quán mỳ của bà Matsui cũng chuẩn bị hạ cửa chớp do không có ai lui tới. “Chúng tôi đang bị mắc kẹt trong một vòng luẩn quẩn còn các chính trị gia không chịu lắng nghe. Có cảm giác như họ đang siết chặt cổ họng của chúng tôi", Matsui nói.

Theo The Guardian
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
(Ngày Nay) -  Đắk Lắk đang vào thời điểm chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh khiến số ca đột quỵ gia tăng, có nguy cơ tử vong cao nếu không được cấp cứu và xử trí kịp thời.
Ban lãnh đạo Viettel chúc mừng đồng chí Cao Anh Sơn và đồng chí Nguyễn Đạt được bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn.
Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel có thêm 2 Phó Tổng Giám đốc
(Ngày Nay) - Sáng 2/11, tại Văn phòng Quân ủy Trung ương, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã trao Quyết định số 420/QĐĐ-BQP và Quyết định số 468/QĐĐ-BQP ngày 1/11/2024 về việc bổ nhiệm cán bộ cho Thượng tá Cao Anh Sơn và Trung tá Nguyễn Đạt giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel).