Chính sách Abenomics thúc đẩy tình trạng bất bình đẳng tại Nhật Bản

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Thị trường chứng khoán Nhật Bản đã tăng mạnh và trong khi hàng loạt ô tô hạng sang được bán rất nhanh ở Tokyo sau 8 năm áp dụng chính sách kinh tế của cựu Thủ tướng Abe Shinzo (Abenomics), nhưng khối tài sản mới tập trung ở một phần nhỏ của xã hội thay vì phân bổ rộng rãi.
Một khu phố của dân lao động tại Tokyo. Ảnh: Reuters
Một khu phố của dân lao động tại Tokyo. Ảnh: Reuters

Aoki Masanori, 62 tuổi, chủ một quán cà phê nhỏ ở một khu bình dân phía đông bắc thành phố Tokyo, cho biết: “Mọi người đều trở nên nghèo khó.”

"Với Abenomics, các quan chức hứa hẹn về một viễn cảnh thịnh vượng. Nhưng không có chuyện đó, phải không? Hầu như không có gì", ông Aoki, người đã nhận công việc làm tài xế chở học sinh mẫu giáo sau khi đóng cửa quán cà phê.

Kobayashi Kimie, 55 tuổi, làm việc tại một cơ sở chăm sóc trẻ em ở Tokyo, cho biết lương của bà đã không tăng trong 4 năm. Bà cho biết nhiều người làm việc trong ngành này vẫn phải cam chịu dù lương hiếm khi tăng.

"Tôi không thể nói rằng cuộc sống của tôi đang trở nên tốt hơn", bà Kobayashi nói. "Chính phủ thu thuế nhưng số tiền đó không được sử dụng để giúp đỡ những người thực sự cần."

Dữ liệu thực tế cho thấy Abenomics, vốn được mệnh danh là liều thuốc hỗ trợ nền kinh tế Nhật Bản và một chiến lược tăng trưởng nhằm thúc đẩy cổ phiếu và lợi nhuận doanh nghiệp, đã không thể giúp các hộ gia đình tăng thêm thu nhập thông qua mức lương cơ bản.

Mức nghèo của Nhật Bản cao thứ 2 trong số các quốc gia G7 và cao thứ 9 trong số các quốc gia OECD.

Số liệu của chính phủ cho thấy mức lương trên danh nghĩa chỉ tăng 1,2% trong giai đoạn 2012-2020. Mức độ giàu có trung bình của các hộ gia đình Nhật Bản đã giảm 3,5% từ năm 2014 đến năm 2019, mặc dù 10% số người giàu nhất Nhật Bản đã tăng lên.

Chính sách Abenomics thúc đẩy tình trạng bất bình đẳng tại Nhật Bản ảnh 1

Một cửa hàng bán siêu xe tại quận Ginza, thành phố Tokyo. Ảnh: Reuters

Tình trạng bất bình đẳng còn rõ rệt hơn nhiều ở các quốc gia như Mỹ và Anh. Nhật Bản đứng khoảng giữa 39 quốc gia được OECD khảo sát vào năm 2020 dựa trên hệ số Gini, hệ số đo lường sự bất bình đẳng.

Tình hình đã được cải thiện đối với một số người ở Nhật Bản. Ông Fujisaki Manabu, 34 tuổi, gần đây đã vung tiền mua một chiếc Mercedes-Benz trị giá 7 triệu yên (61.800 USD) sau khi thu được một khoản tiền khổng lồ từ việc đầu tư vào tiền điện tử.

Ông Fujisaki, cha của hai đứa trẻ, người có kế hoạch xây một ngôi nhà 200 triệu yên ở Tokyo vào năm tới cho biết: “Abenomics đã mang lại cho các nhà đầu tư lợi nhuận khổng lồ khi ngân hàng trung ương bơm tiền đã đẩy giá chứng khoán tài chính lên cao.”

Cửa hàng bách hóa Takashimaya cho biết các mặt hàng xa xỉ như đồng hồ Patek Philippe trị giá hơn 10 triệu yên và đèn chùm Baccarat trị giá vài triệu yên đang gia tăng trong thời gian qua.

Hãng siêu xe Alfa Romeo đã bán 84 mẫu xe đặc biệt của mình, với mức giá vượt quá 20 triệu yên, trong kỳ nghỉ Tuần lễ vàng mới đây, đưa Nhật Bản trở thành thị trường bán chạy nhất trên toàn cầu.

Doanh số bán hàng của Alfa Romeo trong tháng 4 đến tháng 9 đã tăng hơn gấp đôi so với năm trước. Dữ liệu ngành ô tô cho thấy, doanh số của các thương hiệu nhập khẩu khác như Ferrari, Jaguar và Maserati cũng tăng lên.

Koike Takahiro, một quản lý của cửa hàng bách hóa Isetan, cho biết: “Chúng tôi nhận thấy nhu cầu về hàng xa xỉ tăng lên rõ ràng trong giới nhà giàu mới nổi."

Giải quyết tình trạng bất bình đẳng đã trở thành ưu tiên hàng đầu của tân Thủ tướng Kishida Fumio, người đã hứa sẽ giải quyết tình trạng chênh lệch thu nhập ngày càng trầm trọng do đại dịch COVID-19 gây ra.

Ông Kishida hy vọng sẽ thu hẹp chênh lệch giàu nghèo bằng cách hình thành một "kiểu chủ nghĩa tư bản mới" bao gồm mức lương cao hơn cho nhân viên y tế, đồng thời ưu đãi thuế đối với các công ty tăng lương cho nhân viên.

Nhưng đạt được điều mà "cơn lũ tiền" Abenomics không làm được sẽ là một thách thức. Mới đây, ông Kishida đã hoãn kế hoạch tính thuế cao hơn đối với lãi vốn và cổ tức.

Nagai Shigeto, nhà kinh tế học tại Oxford Economics, cho biết việc giảm thuế ngắn hạn có thể sẽ không thuyết phục các công ty tăng lương, thay vào đó kêu gọi cải cách trong các lĩnh vực như hệ thống lao động cứng nhắc của Nhật Bản.

“Đầu tiên và quan trọng nhất, các chính trị gia phải từ bỏ tiền đề phi thực tế và lạc quan của Abenomics rằng Nhật Bản có thể chữa khỏi mọi căn bệnh thu nhập chỉ bằng cách làm tăng trưởng trên danh nghĩa", ông Nagai chỉ ra.

Theo Reuters
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.