Cụ bà già nhất thế giới rước đuốc Olympic

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Ở tuổi 118, cụ bà già nhất thế giới sẽ được giao trọng trách rước ngọn đuốc Olympic Tokyo vào tháng 5 này tại Nhật Bản.
Cụ bà già nhất thế giới rước đuốc Olympic

Cụ Tanaka Kane - người đã hai lần sống sót sau khi mắc ung thư, trải qua hai trận đại dịch toàn cầu và yêu thích đồ uống có ga, sẽ được vinh dự cầm ngọn đuốc Olympic khi nó đi qua thị trấn Shime (tỉnh Fukuoka) quê hương cụ.

Dù người thân Tanaka dự kiến sẽ đẩy xe lăn trong phần lớn quãng đường 100 m, tuy nhiên cụ Tanaka vẫn quyết tâm tự mình thực hiện quãng đường cuối cùng trước khi trao tay cho người tiếp theo.

"Thật tuyệt khi đến tuổi này bà vẫn có thể duy trì lối sống năng động. Chúng tôi muốn những người khác nhìn thấy điều đó và cảm thấy được truyền cảm hứng, cũng như không nghĩ tuổi tác là rào cản", ông Tanaka Eiji - người cháu trai 60 tuổi, cho biết.

Hai người cao tuổi nhất từng rước đuốc Olympic là cụ bà Aida Gemanque, người thắp sáng ngọn đuốc tại Thế vận hội mùa hè Rio 2016 ở tuổi 106 và vận động viên bóng bàn Alexander Kaptarenko, người đã chạy bộ với ngọn đuốc tại Thế vận hội mùa đông Sochi 2014 ở tuổi 101.

Cụ bà Tanaka Kane sinh năm 1903, năm hai anh em Orville và Wilbur Wright làm nên lịch sử khi hoàn thành chuyến bay chạy bằng động cơ đầu tiên trên thế giới.

Cụ tiếp tục có 4 người con với chủ cửa hàng gạo mà bà kết hôn năm 19 tuổi và làm việc trong cửa hàng của gia đình cho đến năm 103 tuổi. Bà có 5 người cháu và 8 chắt.

Cụ bà đã sống qua hai cuộc chiến tranh thế giới và bệnh cúm Tây Ban Nha năm 1918, mặc dù cháu trai Eiji nói: "Tôi không nhớ bà ấy nói nhiều về quá khứ. Bà có suy nghĩ rất cầu tiến, bà ấy thực sự thích cuộc sống hiện tại".

Khi Thế vận hội được tổ chức lần cuối tại Tokyo vào năm 1964, cụ Tanaka đã 61 tuổi. Cụ bà hiện sống trong một viện dưỡng lão, nơi cụ thường thức dậy lúc 6 giờ sáng và thích chơi trò Othello.

Gia đình cụ Tanaka cho biết tính tò mò và thói quen nhẩm tính là bí quyết của cụ giữ cho trí óc nhạy bén và cơ thể khỏe mạnh.

Theo CNN
Đường đi của bão số 08, lúc 04h ngày 13/11/2024.
Thời tiết ngày 13/11: Bão số 8 di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, gió giật cấp 11
(Ngày Nay) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, bão số 8 đang di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, sức gió giật cấp 11. Lúc 4 giờ ngày 13/11, vị trí tâm bão số 8 ở vào khoảng 20,1 độ Vĩ Bắc; 116,8 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông Bắc của khu vực Bắc Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75-88 km/h), giật cấp 11; tốc độ 10-15 km/h.
Trưởng lão HT.Thích Thiện Nhơn mong muốn văn hóa Phật giáo VN được giới thiệu ấn tượng tại Đại lễ Vesak 2025
Trưởng lão HT.Thích Thiện Nhơn mong muốn văn hóa Phật giáo VN được giới thiệu ấn tượng tại Đại lễ Vesak 2025
(Ngày Nay) - Chiều 11/11, Đoàn công tác Ban Văn hóa Trung ương do Hòa thượng Thích Thọ Lạc, UVTT HĐTS, Trưởng ban Văn hóa Trung ương làm Trưởng đoàn đã đến vấn an Đức Phó Pháp chủ HĐCM, Chủ tịch HĐTS GHPGVN - Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, tại chùa Quốc Ân Khải
Việt Nam Quốc Tự: ngôi chùa có kiến trúc bề thế bậc nhất Sài Gòn
Việt Nam Quốc Tự: ngôi chùa có kiến trúc bề thế bậc nhất Sài Gòn
(Ngày Nay) - Nằm ở số 244 đường Ba tháng Hai, quận 10, Việt Nam Quốc Tự là một ngôi chùa lớn được khởi công xây dựng năm 1964 theo đồ án thiết kế của KTS Ngô Viết Thụ. Việt Nam Quốc Tự còn là một trong những ngôi chùa linh thiêng, thanh tịnh nổi tiếng nhất tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Bảo tồn và phát huy nghề chằm nón ngựa 300 năm tuổi
Bảo tồn và phát huy nghề chằm nón ngựa 300 năm tuổi
(Ngày Nay) - Nghề chằm nón ngựa Phú Gia, xã Cát Tường, huyện Phù Cát (Bình Định) vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia theo Quyết định số 956/QĐ-BVHTTDL. Đây vừa là niềm vinh dự, tự hào to lớn của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương, vừa ví như “luồng sinh khí” mới giúp những hộ hành nghề có thêm động lực, quyết tâm gắn bó, xây dựng làng nghề vững mạnh hơn.
Trả lại màu xanh cho sông Hồng
Trả lại màu xanh cho sông Hồng
(Ngày Nay) - Sau khi cơn bão Yagi đổ bộ vào tháng 9/2024, một lượng lớn rác thải trôi dạt và tích tụ dọc sông Hồng, gây ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trường nước và ảnh hưởng lớn đến hệ sinh thái ven sông. Các thành viên Hội Yêu Rác đã đồng loạt ra quân, tổ chức chiến dịch dọn rác sông Hồng với sự tham gia của hơn 800 tình nguyện viên.