Satya Naresh muốn đàn ông Ấn Độ tuyên bố: "Tôi không muốn của hồi môn" - I don't want dowry
ây cũng là tên của trang web mà Naresh thiết lập vào năm 2006 như một phần của chiến dịch của mình. Naresh muốn đàn ông Ấn Độ không mong đợi tiền, xe máy, ghế sofa, TV, iPhone, đồ trang sức bằng vàng hoặc tủ lạnh mà người vợ tương lai của họ buộc phải mang theo khi về nhà chồng.
Tuy nhiên, khi đánh dấu kỷ niệm 15 năm thành lập trang web, Naresh thừa nhận rằng ông vẫn là một "giọng ca cô đơn". Bất chấp mục tiêu khiêm tốn là 100.000 lượt đăng ký vào năm 2020, Naresh chỉ thu được 10.000 lượt, ở một quốc gia gần 1,4 tỷ người.
Của hồi môn đã là bất hợp pháp ở Ấn Độ trong 60 năm, nhưng phong tục này vẫn còn tồn tại. Ấn Độ ghi nhận hơn 8.000 "cái chết của hồi môn" mỗi năm, 20 phụ nữ chết mỗi ngày do tự sát hoặc bị sát hại liên quan đến đòi của hồi môn. Của hồi môn đẩy các gia đình nghèo vào cảnh nợ nần và các thai nữ bị phá bỏ vì các cặp vợ chồng không muốn có con gái.
Naresh, 50 tuổi, một nhà thiết kế web, sống với cha mẹ ở Hyderabad, thành phố phía Nam Ấn Độ. Hai chị gái của ông đã kết hôn mà không có của hồi môn. Nhận thức của về vấn đề này bắt đầu khi còn đang theo học ngành thương mại ở trường đại học và nhìn thấy sự tuyệt vọng của bạn mình, về niềm tin rằng cô sẽ không bao giờ tìm được một người chồng vì hoàn cảnh nghèo khó của gia đình. Sau đó, cô ấy đã tự sát. Một người bạn khác thề sẽ không bao giờ kết hôn vì ghét bỏ tục lệ này.
Tại đám cưới của một người bạn khác, Naresh nhìn thấy gia đình cô dâu đang ngồi bên nhau với vẻ đau khổ. Vào phút cuối, chàng rể đã đòi thêm 10.000 rupee [100 bảng Anh] làm của hồi môn, nếu không anh ta sẽ hủy bỏ hôn lễ. Cha của cô dâu không còn đủ tiền, ông đã bỏ ra tất cả tài sản cho hôn lễ rồi. Cuối cùng, Naresh và bạn bè đã cùng quyên góp tiền để hôn lễ được tiến hành, nhưng "Tôi bị sốc vì tương lai của bạn tôi có thể bị phá hủy dễ dàng như thế nào nếu không có 10.000 rupee đó.”
Thông qua trang web, Naresh hy vọng sẽ tập hợp được những người cùng chí hướng muốn kết hôn mà không cần của hồi môn. Ông cho biết 50 cặp đôi đã kết hôn sau khi gặp gỡ trên trang web.
Người thân chờ cô dâu chú rể bên ngoài tòa án gia đình ở Mumbai. Đám cưới của người Ấn Độ thường là những sự kiện hoành tráng kéo dài nhiều ngày, với hàng trăm và đôi khi hàng nghìn khách mời. Ảnh: Indranil Mukherjee |
Naresh vẫn rất lạc quan: “Phụ nữ được giáo dục tốt hơn bao giờ hết, họ đang làm việc, một số còn có thể tự lập. Bây giờ phụ nữ có tiếng nói. Có những người tự tin nói với cha mình rằng nếu một chàng rể tương lai đòi của hồi môn, họ sẽ không lấy anh ta." Chỉ là những thay đổi nhỏ, nhưng rõ ràng, mọi chuyện đã bắt đầu có chiều hướng tốt hơn.
Naresh muốn chính phủ Ấn Độ hành động về vấn đề này. Ở một quốc gia có quy mô như Ấn Độ, rất khó để các nhóm xã hội dân sự thay đổi thái độ trên toàn quốc mà không có sự hỗ trợ của chính phủ.
Chúng ta chưa bao giờ có một nỗ lực đầy quyết tâm, tràn đầy năng lượng để đi sâu và thay đổi nhận của mọi người. Chúng ta chưa có một bộ phim truyền hình nào đề cập đến của hồi môn được đông đảo công chúng đón xem. Không có gì tốt khi biến của hồi môn trở thành bất hợp pháp - nếu không cố gắng biến nó thành thứ mà người Ấn Độ phải cảm thấy xấu hổ khi nhận.
Naresh cho rằng nếu những người giàu có tổ chức đám cưới nhỏ hơn mà không có của hồi môn thì điều đó có thể tạo ra một xu hướng, điều này có thể giúp các gia đình nghèo hơn chống chọi với áp lực hơn.
Một cô dâu thực hiện nghi lễ trước đám cưới của mình ở Bhopal. Của hồi môn đẩy có thể các gia đình nghèo vào cảnh nợ nần. Ảnh: Sanjeev Gupta / EPA. |
Ở Kerala, một bang thuộc miền Nam Ấn, chỉ trong hai ngày của tháng 6, ba phụ nữ trẻ đã chết vì vấn đề của hồi môn - hai người được cho là đã tự sát và một người bị cho là đã sát hại.
Một thống đốc ở Kerala đang kêu gọi các trường đại học yêu cầu sinh viên cam kết không đòi hỏi hoặc đáp ứng những đòi hỏi về hồi môn, nếu không sẽ không được nhận bằng. Ông chia sẻ:
Chúng tôi đã gieo một hạt giống. Hãy cho nó thời gian để phát triển. Trong tương lai, tôi hy vọng tán của cây này sẽ bao phủ toàn bộ Ấn Độ, và bảo vệ tất cả phụ nữ trẻ của đất nước.