Cuộc tấn công Syria ảnh hưởng ra sao đến cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều?

(Ngày Nay) - Theo các chuyên gia, Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa cho lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un một cái cớ để không từ bỏ kho vũ khí hạt nhân của mình.
Cuộc tấn công quân sự mà Mỹ và đồng minh vừa tiến hành tại Syria chính là điều mà lãnh đạo Triều Tiên lo sợ - Ảnh: KCNA
Cuộc tấn công quân sự mà Mỹ và đồng minh vừa tiến hành tại Syria chính là điều mà lãnh đạo Triều Tiên lo sợ - Ảnh: KCNA

Từ trước đến nay, Triều Tiên vẫn khẳng định cần phát triển tên lửa và hạt nhân để tự vệ trước một cuộc tấn công từ Mỹ, nước đang có khoảng 28.500 quân đóng tại Hàn Quốc.

Rạng sáng 14.4, lực lượng quân sự do Mỹ dẫn đầu nã hàng trăm tên lửa vào nhiều mục tiêu ở Syria, nhằm trừng phạt Tổng thống Bashar Assad vì một cuộc tấn công bị nghi sử dụng vũ khí hóa học ở Douma. Cuộc không kích tên lửa chính là thứ mà lãnh đạo Kim lo sợ. 

Các chuyên gia đánh giá cuộc tấn công Syria 14.4 khiến mục tiêu thuyết phục ông Kim từ bỏ tham vọng hạt nhân trong cuộc gặp Mỹ-Triều sắp tới của chính quyền Washington càng khó mà đạt được.

Theo nhà phân tích quân sự Catherine Dill của Học viện nghiên cứu quốc tế Middlebury (Mỹ): “Ông Kim có thể xem hành động này là một cái cớ nữa để biện hộ cho việc sở hữu vũ khí hạt nhân, tránh để bị nước ngoài can thiệp. Cuộc tấn công Syria cũng có thể làm suy yếu vị thế quốc tế của Mỹ vào lúc bước vào thời điểm quan trọng trước thềm gặp thượng đỉnh với Bình Nhưỡng, nếu Washington dành cho thời gian bàn luận về cuộc tấn công này thay vì Triều Tiên”.

“Bài học Lybia” trong quá khứ

Giới chức Triều Tiên từng cho rằng chính những cuộc không kích của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương đã khiến lãnh đạo Lybia Moammar Gadhafi bị lật đổ.

Ông Gadhafi năm 2003 đồng ý giải trừ vũ khí hủy diệt hàng loạt. Đến năm 2011, với cáo buộc chính quyền Gadhafi dùng vũ lực với người biểu tình, liên minh quân sự do phương Tây dẫn đầu tiến hành nhiều cuộc tấn công. Ngày 20.10, nhà lãnh đạo bị bắt sống và hành quyết tại quê nhà.

Bình Nhưỡng vào thời điểm đó đã gọi thỏa thuận giải trừ vũ khí hủy diệt hàng loạt với Lybia là “mồi nhử” của phương Tây và xem chuyện này là bài học “cần có sức mạnh để bảo vệ hòa bình”.

Giáo sứ Koh You-hwan đến từ đại học Dongguk nhận xét với cuộc tấn công Syria 14.4, Bình Nhưỡng đang bị đặt trong thế lưỡng nan, không biết có nên từ bỏ vũ khí hạt nhân như Lybia để đổi lấy sự hợp tác từ Mỹ hay không.

Theo cựu quan chức Lầu Năm Góc Stephen Bryen, một trong những lý do lãnh đạo Triều Tiên nên chú ý đến cuộc tấn công Syria vừa qua là chiến dịch quân sự này cho thấy Mỹ và đồng minh không bao giờ đánh trượt mục tiêu mà họ nhắm đến.

Giáo sư Kim Hyun-wook của Học viện Ngoại giao quốc gia Hàn Quốc cũng đánh giá: “Cuộc tấn công chắc chắn không liên quan trực tiếp đến Triều Tiên. Nhưng rõ ràng là ông Trump không nói dối về khả năng dùng phương án quân sự với những quốc gia mà Mỹ xếp vào “trục ma quỷ””.

Cái giá của phi hạt nhân hóa

Tổng thống Trump đã chấp nhận gặp mặt với lãnh đạo Kim để bàn về phi hạt nhân hóa. Thời gian cuộc gặp diễn ra được cho vào tháng 5 hoặc đầu tháng 6.

Nhà nghiên cứu cấp cao Cho Sung-ryul cho hành động quân sự ngày 14.4 có thể được xem là lời cảnh báo cho Bình Nhưỡng, nếu cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều kết thúc trong thất bại.

Cuộc tấn công Syria ảnh hưởng ra sao đến cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều? ảnh 1Tổng thống Mỹ trong cuộc gặp sắp tới liệu có thuyết phục được lãnh đạo Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân? - Ảnh: WTOP

“Mỹ làm rõ rằng họ sẽ vẫn xem xét đến mọi phương án hành động kể cả khi hai ông Trump và Kim có được thỏa thuận về phi hạt nhân hóa. Chắc chắc đây là một mối lo cho Triều Tiên”, theo nhà nghiên cứu Cho.

Jenny Town, Trợ lý giám đốc Viện Mỹ-Triều thuộc đại học Johns Hopkins, cho biết: “Đang có lo ngại rằng Washington sẽ sẵn sàng có những hành động như tấn công quân sự, đem lại hậu quả nghiêm trọng cho khu vực. Mọi người đều nghĩ giai đoạn căng thẳng này đã qua khi ông Kim Jong-un hướng đến ngoại giao”.

Cũng theo bà Town, cuộc tấn công Syria có thể khiến những bên liên quan khác trong khu vực, gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, chấp nhận nhượng bộ hơn để Triều Tiên có động lực đàm phán.

“Kiểu hành động này làm tăng rủi ro trong khu vực. Tôi nghĩ ít nhất nó làm suy yếu sự đồng thuận toàn cầu về việc phải duy trì sức ép tối đa với Bình Nhưỡng. Cái giá cho phi hạt nhân hóa sẽ càng ngày càng cao”, bà Town đánh giá.

Cẩm Bình (theo Stairs&Stripes, The Korea Times)

Hơn 61.000 lượt người vào Lăng viếng Bác dịp lễ 30/4 và 1/5
Hơn 61.000 lượt người vào Lăng viếng Bác dịp lễ 30/4 và 1/5
(Ngày Nay) -  Theo Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 (từ 27/4 - 1/5, riêng thứ Hai ngày 29/4 không tổ chức Lễ viếng Bác), đã có 61.417 lượt người vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong đó có 3.919 lượt khách nước ngoài.
Quan hệ Trung - Mỹ: Nhìn hoa đoán ý
Quan hệ Trung - Mỹ: Nhìn hoa đoán ý
(Ngày Nay) - Những dấu hiệu trong cuộc tiếp đón Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho thấy chính quyền Bắc Kinh chưa sẵn sàng "làm ấm" quan hệ song phương.
Giải mã xã hội siêu cạnh tranh của Hàn Quốc
Giải mã xã hội siêu cạnh tranh của Hàn Quốc
(Ngày Nay) - Một cuộc đua cạnh tranh kéo dài từ lúc mới sinh cho đến lúc đi học, đi làm khiến nhiều người Hàn Quốc cảm thấy kiệt quệ và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tinh thần của họ.
Lưu ý đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024 với thí sinh tự do
Lưu ý đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024 với thí sinh tự do
(Ngày Nay) - Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ ngày 2/5 đến 17 giờ ngày 10/5, các thí sinh sẽ chính thức đăng ký dự thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024. Trong đó, thí sinh tự do sẽ đăng ký dự thi trực tiếp, không phải trực tuyến như học sinh đang học lớp 12; địa điểm đăng ký dự thi do Sở Giáo dục và Đào tạo quy định.