Hiệp ước INF đã được Cựu Tổng thống Liên Xô Gorbachev và Tổng thống Mỹ Ronald Reagan ký vào ngày 08/12/1987 và chính thức có hiệu lực vào ngày 01/6/1988. Hiệp ước cấm việc phát triển, triển khai và thử nghiệm tên lửa đạn đạo tầm trung (1,000-5,500 dặm, hoặc 620-3,420 dặm) và tầm ngắn (500-1000 km). Mỹ và Nga đều buộc tội lẫn nhau trong việc vi phạm hiệp ước.
"Bây giờ nhiệm vụ giữ gìn các thỏa thuận giải trừ hạt nhân là một trong những điều quan trọng nhất ... Tôi mong muốn Tổng thống Nga và người đồng cấp Mỹ cần giải quyết các vấn đề giữa hai bên, để tái khẳng định cam kết trong bản hiệp ước để hướng dẫn các nhà ngoại giao và quân sự giải quyết vấn đề này" ông Gorbachev cho biết vào ngày thứ Bảy trong một cuộc phỏng vấn với đài Kyodo News của Nhật Bản.
Ông Gorbachev cũng ghi nhận các hiệp ước giải trừ vũ khí hạt nhân quốc tế, bao gồm Hiệp ước INF, Hiệp ước Cắt giảm vũ khí chiến lược mới (New START) và Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT), cho rằng đây đều là các phần của một cấu trúc hoàn chỉnh, có thể bị sụp đổ nếu từng thành phần bị phá hoại từ bên trong".
Cựu Tổng thống Liên Xô nhấn mạnh: "Chúng ta không thể quên rằng phong trào hướng tới thế giới không có vũ khí hạt nhân là nghĩa vụ quan trọng nhất của các cường quốc hạt nhân được ghi trong Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân".
Vào ngày 14/12/2017, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết trong cuộc họp báo hàng năm của mình rằng Mỹ đã rút khỏi hiệp định, khi triển khai các hệ thống phóng tên lửa ở Romania, vì vậy tất cả các cáo buộc cho rằng Nga trở thành một nước vi phạm hiệp ước và coi đây như là một lý do cho một sự rút lui chính thức của Mỹ. Moscow không có ý định rút khỏi bất kỳ hiệp ước nào giúp định hình an ninh quốc tế, Tổng thống Nga nói thêm.
Vào cuối tháng 12, Bộ Thương mại Mỹ đã đưa hai công ty quốc phòng của Nga là Novator và Titan-Barrikady vào danh sách đen vì cáo buộc vi phạm Hiệp ước INF.
Theo Sputnik