Donald Trump khơi dậy cơn lốc chính trị trên khắp thế giới

(Ngày Nay) - Không lâu trước khi người Mỹ khiến toàn thế giới bất ngờ bằng việc lựa chọn Donald Trump làm Tổng thống đời thứ 45 của họ, một doanh nhân giàu có người Brazil đã trở thành Thị trưởng của thành phố lớn nhất Nam Mỹ, còn ở châu Á, một người được mệnh danh là “Trump phiên bản 2” trở thành Tổng thống… tất cả đều do cơn lốc chính trị mà Donald Trump là trung tâm.
Donald Trump khơi dậy cơn lốc chính trị trên khắp thế giới

“Mô hình Donald Trump” khuấy đảo thế giới

Như ở Anh, giới cử tri vốn rất thực dụng và trung lập trong suốt nhiều thế kỷ qua bỗng dưng phớt lờ những cảnh báo của giới chuyên gia để hướng tới một tương lai nằm ngoài khối Liên minh châu Âu, và kết thúc bằng sự kiện Brexit. Có thể nói, làn sóng dân túy mà Donald Trump khởi xướng trong năm 2016 không bắt nguồn từ bên trong nước Mỹ, mà ở đâu đó trong cộng đồng quốc tế.

 Chiến thắng của Donald Trump trong kỳ bầu cử Mỹ vừa qua có thể sớm trở thành một làn sóng lan tỏa khắp thế giới - với ý nghĩa chiến thắng của những người có hành động bạo dạn trước pháp luật, của chủ nghĩa đơn phương trước sự hợp tác và của lợi ích của nhóm đa số đối với quyền của các nhóm thiểu số.

Trong khi bầu cử Tổng thống Pháp sẽ diễn ra trong năm tới, Chủ tịch đảng Mặt trận Quốc gia Marie Le Pen hoàn toàn có khả năng giành chiến thắng, và đặt Paris vào danh sách các thủ phủ bị cuốn theo làn sóng dân túy của thế giới. Dù trước đây không nhận được sự ủng hộ của giới chính trị ở Pháp, nhưng sau khi Trump đắc cử, điều này đã thay đổi.

Ngoài Pháp ra, Áo cũng có thể trở thành quốc gia đầu tiên ở Tây Âu bầu cử một người ở đảng cực hữu làm người lãnh đạo kể từ năm 1945 tới nay, trong cuộc bầu cử tổ chức tháng tới. Cùng ngày, 4/12 tới, người dân Italy cũng sẽ đi bỏ phiếu trong một cuộc trưng cầu có thể khiến chính phủ trung tả của Thủ tướng Matteo Renzi bị sụp đổ - trong khi phong trào “5 Sao” ở nước này có thể giành chiến thắng.

Dù nguyên nhân chính xác của làn sóng dân túy ở mỗi quốc gia lại khác nhau, nhưng chúng đều có một điểm tương đồng: Lợi ích về kinh tế mà các chính phủ hứa hẹn chỉ mang lại lợi ích cho số ít, trong khi số còn lại “chết chìm”; nhiều người cảm thấy bị tách biệt về văn hóa trong quá trình hội nhập toàn cầu; và giới chính trị ngày càng kết nối chặt chẽ với tầng lớp giàu có để thu lợi trên lưng những người làm công…

Donald Trump khơi dậy cơn lốc chính trị trên khắp thế giới ảnh 1Làn sóng chính trị mà Donald Trump tạo nên đang lan tỏa khắp thế giới. (Nguồn: AFP)

Trường hợp của Donald Trump đã là một ví dụ rất rõ ràng, khi ông giành chiến thắng áp đảo ở các khu vực nông thôn, vốn là các khu vực tập trung cộng đồng người dân đang phẫn nộ với chính phủ hiện tại của họ về nhiều vấn đề. Trường hợp khác nữa chính là ở Anh, khi đại đa số cử tri bất ngờ bỏ phiếu lựa chọn rời khỏi EU.

 Ngoài ra, phong trào dân túy còn được dẫn dắt bởi một số chính trị gia khác muốn đưa ra một ý tưởng táo bạo để thu hút được sự ủng hộ của cử tri trong nước. Một trong số đó là Chủ tịch đảng Độc lập Vương quốc Anh (UKIP) Nigel Farage, một trong số những chính trị gia ủng hộ ra mặt Donald Trump trên thế giới và từng khuyên ông này hãy làm theo mô hình Brexit của Anh để giành chiến thắng.

Ông Farage từng cam kết sẽ nhân rộng mô hình thành công của Brexit và Donald Trump trên khắp châu Âu, Vị chính trị gia này trong hôm thứ Bảy tuần trước cũng trở thành chính trị gia đầu tiên của nước Anh gặp gỡ với ông Trump, giành một giờ đồng hồ để thảo luận với tỷ phú Mỹ tịa Trump Tower.

Chủ nghĩa dân túy lên ngôi

Ngay cả trước khi đắc cử, làn sóng dân túy mà Donald Trump khơi dậy cũng đã ảnh hưởng tới nhiều khu vực trên thế giới, chứ không riêng gì châu Âu.

Tại châu Á, tháng 5 vừa qua, người dân Philippines đã lựa chọn ra vị tân Tổng thống của mình là ông Rodrigo Duterte, một người đàn ông đã bỏ ra 20 năm để quét sạch tội phạm ma túy ở thành phố Davao. Khi còn là một ứng viên, ông Duterte từng thẳng thắn tuyên bố sẽ dùng bạo lực để quét sạch tội phạm khỏi đất nước Philippines trong vài tháng.

Là vị Tổng thống đầu tiên đến từ đảo phía Nam Mindanao, ông còn tuyên bố sẽ thách thức tầng lớp chính trị ở Manila, chấm dứt kiểu chính trị truyền thống và bảo vệ người nghèo. Và cuối cùng, kiểu phát ngôn gây sốc cùng các hành động quyết liệt phá vỡ mọi nguyên tắc đã giúp ông giành chiến thắng.

Hay như ở Nam Mỹ, khu vực nối liền với nước Mỹ, quan điểm dân túy bỗng chốc trở thành một hiện tượng chính trị mới ở Brazil trong những tháng gần đây, đặc biệt là trong bối cảnh cựu Tổng thống cánh tả Dilma Rousseff bị luận tội hồi tháng 8 vừa qua sau 13 năm cầm quyền.

Trong bối cảnh phải đối mặt với nhiều cáo buộc tham nhũng và yếu kém trong quản lý kinh tế, đảng Lao động nước này đã phải tổ chức một cuộc bầu cử ở nhiều tỉnh thành phố, và từ đó người ta bắt gặp hàng loạt các gương mặt mới nổi.

Ở Rio de Janeiro, một vị giám mục bỗng được bầu làm Thị trưởng. Ở Sao Paulo, ông Jao Doria, một doanh nhân triệu phú vốn không có kinh nghiệm chính trị, lại trở thành Thị trưởng của thành phố lớn nhất Nam Mỹ này. Cũng giống như Trump, ông Doria cũng từng là một ngôi sao truyền hình thực tế.

Mới đây, một chuyện tưởng như đùa hóa ra lại có thật ở Guatemala khi một diễn viên hài trên truyền hình có tên James Morales còn đánh bật hết các chính trị gia kỳ cựu của nước này để đắc cử Tổng thống.

Theo giới chuyên gia, trong thời gian tới, thế giới sẽ còn tiếp tục chứng kiến sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân túy do nhiều quốc gia sẽ bắt đầu tiến trình bầu cử của mình. Có thể nói, Donald Trump không hẳn là khởi nguồn của chủ nghĩa này, nhưng chiến thắng của ông đã biến nó trở thành một cơn lốc chính trị.

Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
(Ngày Nay) -  Đắk Lắk đang vào thời điểm chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh khiến số ca đột quỵ gia tăng, có nguy cơ tử vong cao nếu không được cấp cứu và xử trí kịp thời.
Ban lãnh đạo Viettel chúc mừng đồng chí Cao Anh Sơn và đồng chí Nguyễn Đạt được bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn.
Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel có thêm 2 Phó Tổng Giám đốc
(Ngày Nay) - Sáng 2/11, tại Văn phòng Quân ủy Trung ương, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã trao Quyết định số 420/QĐĐ-BQP và Quyết định số 468/QĐĐ-BQP ngày 1/11/2024 về việc bổ nhiệm cán bộ cho Thượng tá Cao Anh Sơn và Trung tá Nguyễn Đạt giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel).