Đức muốn đẩy nhanh chiến dịch tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19

0:00 / 0:00
0:00
Chính phủ Đức và các bang muốn áp dụng các biện pháp y tế ngay sau Lễ Phục sinh.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Frankfurt, Đức ngày 18/3/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Frankfurt, Đức ngày 18/3/2021. Ảnh: THX/TTXVN

Thủ tướng Merkel và thủ hiến các bang đã thống nhất việc đẩy nhanh chiến dịch tiêm chủng ở nước này, bằng sự tham gia của các bác sỹ gia đình vào chiến dịch ngay sau Lễ Phục sinh với tối thiểu 1 triệu liều/ 1 tuần tại một cuộc họp trực tuyến tối 19/3 (giờ địa phương).

Từ ngày 5 đến ngày 11/4, khoảng 50.000 cơ sở y tế ở Đức cũng được phép tiêm chủng.

Phát biểu tại cuộc họp, Thủ tướng Merkel nói: “Chúng tôi muốn nhanh hơn và linh hoạt hơn khi nói đến tiêm chủng”. Bất chấp sự tắc nghẽn trong việc giao vaccine từ AstraZeneca và việc tạm ngừng tiêm chủng đối với vaccine từ công ty này, Chính phủ Đức và các bang vẫn kiên định mục tiêu mọi người dân phải được tiêm chủng vào mùa Hè".

Thủ tướng Merkel nhận định vào tháng Tư, số lượng vaccine sẽ “vẫn khan hiếm”, do đó, việc tiêm chủng vẫn phải theo trình tự theo khuyến nghị của Ủy ban Tiêm chủng Thường trực. Tuy nhiên, các bác sỹ nên được tạo sự linh hoạt nhất định, như việc xử lý các liều vaccine còn lại.

Theo chính phủ liên bang, việc tăng tốc chiến dịch tiêm chủng sẽ không đủ để làm chậm sự gia tăng đáng kể số ca nhiễm bệnh. Bộ trưởng Y tế Jens Spahn cho biết: “Vẫn chưa có đủ vaccine ở châu Âu để ngăn chặn làn sóng thứ ba chỉ với việc tiêm vaccine”, "Thật không may, chúng ta đang phải đối mặt với những tuần khó khăn một lần nữa".

Theo quan điểm của Thủ tướng Merkel, vì sự gia tăng mạnh mẽ số ca nhiễm, số ca mắc bệnh hiện tại đang tăng lên theo cấp số nhân. Do đó, Đức có thể sẽ "phanh khẩn cấp" việc nới lỏng và tái áp dụng các biện pháp hạn chế.

Ngày 19/3, số ca nhiễm mới được báo cáo đã tăng lên 17.482, tỷ lệ mắc trên toàn quốc tăng lên 95,6. Trước đó, chính phủ liên bang và các bang gần đây đã thống nhất rằng, việc nới lỏng phải được rút lại nếu tỷ lệ mắc bệnh vượt quá 100 ca nhiễm/100.000 người/ 1 tuần. Thủ tướng Merkel và thủ hiến các bang sẽ thảo luận thêm về các biện pháp vào thứ Hai tuần tới.

Bình luận
Các đại biểu tham quan khu trưng bày “Sản phẩm Khoa học, Công nghệ, Đổi mới Sáng tạo” trong khuôn khổ lễ hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 2025 do Bộ KH&CN và UBND TP. Hà Nội tổ chức.
Sở hữu trí tuệ: Công cụ phát triển kinh tế trong thời đại số
(Ngày Nay) - Từ một bản nhạc vang lên trên nền tảng số đến sản phẩm địa phương vươn tầm quốc tế nhờ chỉ dẫn địa lý, tất cả đều phản ánh một thực tế: Khi ý tưởng được bảo hộ, sáng tạo mới có cơ hội sinh lời và lan toả giá trị bền vững.
Ảnh minh hoạ.
TP Hồ Chí Minh: Hướng dẫn chi tiết lịch thi vào lớp 10
(Ngày Nay) - Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh vừa công bố lịch thi lớp 10 năm học 2025-2026. Thí sinh dự tuyển lớp 10 năm học 2025 - 2026 sẽ thực hiện 3 bài thi, gồm: Ngữ văn, toán và ngoại ngữ (ngoại ngữ 1 đang học tại trường).
Ảnh minh họa
Đặc phái viên của Liên Hợp Quốc khuyến nghị nhiều giải pháp nâng cao an toàn giao thông tại Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 25/4, trong chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam, ông Jean Todt, Đặc phái viên của Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc về an toàn giao thông đường bộ đã làm việc với Ủy ban An toàn giao thông quốc gia và các cơ quan liên quan, trao đổi giải pháp phối hợp nhằm nâng cao an toàn giao thông tại Việt Nam. Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông quốc gia Lê Kim Thành chủ trì buổi làm việc.