Hàn Quốc tái khẳng định quyết tâm hàn gắn quan hệ với Nhật Bản

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc ra tuyên bố tái khẳng định quyết tâm giải quyết vấn đề lao động cưỡng bức thời chiến với Nhật Bản khi dư luận trong nước phản ứng sau phát biểu của Ngoại trưởng Nhật.
Người dân bị cưỡng bức lao động dưới thời đế quốc Nhật Bản đô hộ Hàn Quốc (1910-1945). (Ảnh: YONHAP)
Người dân bị cưỡng bức lao động dưới thời đế quốc Nhật Bản đô hộ Hàn Quốc (1910-1945). (Ảnh: YONHAP)

Ngày 12/3, Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc ra tuyên bố tái khẳng định quyết tâm giải quyết vấn đề lao động cưỡng bức thời chiến với Nhật Bản trong bối cảnh dư luận trong nước phản ứng dữ dội sau phát biểu mới đây của Ngoại trưởng Nhật Bản từ chối thừa nhận các nạn nhân Hàn Quốc là lao động cưỡng bức thời chiến.

Văn phòng Tổng thống đã công bố đoạn clip về cuộc họp kín giữa Tổng thống Yoon Suk-yeol với Nội các ngày 7/3 vừa qua, trong đó ông Yoon khẳng định sẽ thực hiện cam kết đã đưa ra trong chiến dịch tranh cử về việc sẽ hồi sinh quan hệ với Nhật Bản trong các lĩnh vực kinh tế, an ninh và văn hóa.

Lập trường của ông Yoon được Văn phòng Tổng thống dẫn lời là tôn trọng Tuyên bố chung năm 1998 giữa cựu Tổng thống Kim Dae-jung và cựu Thủ tướng Nhật Bản Keizo Obuchi.

Trước đó, các phương tiện truyền thông Nhật Bản dẫn phát biểu của Ngoại trưởng Hayashi ngày 9/3 vừa qua trước Quốc hội Nhật Bản cho rằng vấn đề lao động cưỡng bức đã được giải quyết hoàn toàn và dứt điểm theo Hiệp ước năm 1965 và cụm từ “nạn nhân lao động cưỡng bức thời chiến” là không phù hợp để mô tả bất kỳ lực lượng lao động nào của Hàn Quốc theo luật pháp quốc tế.

Phát biểu trên của phía Nhật Bản đã làm dấy lên những lời chỉ trích về cách tiếp cận của chính quyền Yoon Suk-yeol trong việc giải quyết vấn đề nạn nhân lao động cưỡng bức thời chiến với Nhật Bản.

Trong cuộc biểu tình được tổ chức tại Quảng trường Gwanghwamun ngày 11/3, Chủ tịch đảng Dân chủ đối lập chính, ông Lee Jae-myung phát biểu cho rằng Tổng thống Yoon Suk-yeol là một người thân Nhật và quyết định của ông có thể sẽ mở đường đường cho Nhật Bản một lần nữa tiến vào bán đảo Triều Tiên dưới danh nghĩa các cuộc tập trận quân sự ba bên với Hàn Quốc-Mỹ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.