Hệ thống y tế Thái Lan khốn đốn vì đại dịch

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Do số lượng người nhập viện quá lớn, các bác sĩ tại Thái Lan buộc phải điều trị bệnh nhân trong các lán trại dựng ngoài bãi đậu xe, trong khi nhiều bệnh nhân khác buộc phải về nhà do không còn đủ giường bệnh.
Một nhóm tình nguyện viên nhận nhiệm vụ cung cấp bình dưỡng khi cho bệnh nhân COVID-19 điều trị tại nhà ở Thái Lan. Ảnh: AP
Một nhóm tình nguyện viên nhận nhiệm vụ cung cấp bình dưỡng khi cho bệnh nhân COVID-19 điều trị tại nhà ở Thái Lan. Ảnh: AP

Từng nhận được sự tán dương của thế giới khi ngăn chặn được các làn sóng lây nhiễm đầu tiên, thế nhưng hiện giờ hệ thống y tế Thái Lan đang khốn đốn vì làn sóng thứ ba. Dư luận nước này ngày càng bất bình trước cách chính phủ ứng phó với đại dịch, bao gồm việc triển khai chiến dịch tiêm chủng chậm chạp.

Kể từ tháng 4, tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Thái Lan đã từ dưới 100 lên lên 4.146 người. Các nhóm tình nguyện cho biết nhiều bệnh nhân đã qua đời tại nhà riêng, thậm chí có người chết ngay trên vỉa hè nhưng vài giờ sau mới có xe cấp cứu đến đưa thi thể đi.

Nhóm tình nguyện Sai Mai Tongrot, vốn cung cấp vật tư y tế cho những trường hợp phải điều trị tại nhà riêng, cho biết từ đầu tháng 6, nhóm đã nhận được khoảng 30 cuộc gọi yêu cầu trợ giúp từ người dân mỗi ngày, nhưng con số này hiện đã tăng lên 200.

“Chính phủ vẫn đang đi sau dịch bệnh. Họ cần thay đổi chiến lược và suy nghĩ xa hơn về phía trước. Họ cần tìm kiếm vaccine chất lượng và nhanh chóng cung cấp cho mọi người", Ekapob Laungprasert, người điều hành Sai Mai Tongrot cho biết. “Người dân Thái Lan đang phải vật lộn để có vaccine".

Hệ thống y tế Thái Lan khốn đốn vì đại dịch ảnh 1

Tính mạng của nhiều bệnh nhân COVID-19 tại Thái Lan đang phụ thuộc vào các nhóm tình nguyện. Ảnh: AP

Chính phủ Thái Lan cũng bị chỉ trích vì chậm ban hành các lệnh phong tỏa khi làn sóng thứ ba mới khởi phát. Nhiều quy định phòng dịch nghiêm ngặ đã được ban hành sau đó, bao gồm lệnh giới nghiêm sau 9 giờ tối được áp dụng từ ngày 12/7 tại các khu vực có nguy cơ cao như Bangkok.

Hôm thứ Hai, bệnh viện Rachapiphat ở Bangkok đã đăng tải bức ảnh các giường bệnh được kê ngay trong bãi đậu xe. Tuần trước, những hình ảnh tương tự đã được chia sẻ bởi bệnh viện Saraburi, nơi các bệnh nhân nằm chờ trên giường ở một khu vực đậu xe ngoài trời.

Hệ thống y tế Thái Lan khốn đốn vì đại dịch ảnh 2

Hình ảnh các bệnh nhân COVID-19 nằm bên ngoài bãi đậu xe của bệnh viện, ngay bên cạnh bãi rác họ là các thùng đựng rác thải y tế tại thủ đô Bangkok của Thái Lan. Ảnh: The Nation

Giáo sư Anucha Apisarnthanarak, trưởng bộ phận các bệnh truyền nhiễm tại Đại học Thammasat, cho biết không rõ khi nào đường cong dịch bệnh, hiện đã lên tới hơn 15.000 ca/ngày, sẽ bắt đầu đảo chiều.

Theo ông Anucha, rất khó để có dữ liệu chính xác vì nhiều bệnh nhân, do không được xét nghiệm, buộc phải ở nhà.

Chính phủ Thái Lan quy định các bệnh viện phải tiếp nhận những bệnh nhân có kết quả xét nghiệm dương tính, điều này đã dẫn đến việc các cơ sở giới hạn xét nghiệm PCR hàng ngày.

Trên mạng xã hội, người dùng đã chia sẻ hình ảnh hàng dài người xếp hàng dài trước các khu vực làm xét nghiệm ở Bangkok.

Theo dữ liệu trên trang Our World in Data, khoảng 5% dân số Thái Lan đã được tiêm chủng đầy đủ, trong khi 17% đã được tiêm một mũi vaccine.

Đầu tuần này, hàng trăm học giả và báo chí Thái Lan đã đưa ra một tuyên bố chung kêu gọi chính phủ công bố minh bạch kế hoạch tiêm chủng, bao gồm việc những đối tượng nào sẽ được tiêm vaccine nào và khi nào các liều vaccine sẽ được nhập về.

Tuyên bố này được đưa ra sau một bức thư bị rò rỉ của hãng dược AstraZeneca cho biết họ sẽ cung cấp khoảng 6 triệu liềuvaccine mỗi tháng cho Thái Lan. Điều này có vẻ mâu thuẫn với tuyên bố của chính phủ rằng nước này sẽ nhận được 10 triệu liều.

Thái Lan là trung tâm sản xuất vaccine AstraZeneca trong khu vực. Tuy nhiên, việc sản xuất của công ty BioScience thuộc sở hữu của Hoàng gia đã bị đình trệ.

Theo The Guardian
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tập trung xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục có đức, có tài
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tập trung xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục có đức, có tài
(Ngày Nay) - Sáng 18/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức gặp mặt các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và trao Huân chương Lao động hạng Ba, tặng Trường đại học Kinh tế. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo. Tạp chí Ngày Nay trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt.
Tổng Bí thư Tô Lâm với cán bộ Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau
(Ngày Nay) - Tiếp theo chương trình công tác tại Cà Mau, chiều 17/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác của Trung ương đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI nhiệm kỳ 2020-2025.
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
(Ngày Nay) - Nghe Pháp là từ thường gặp trong kinh. Đa văn là nghe Pháp nhiều, một trong những hạnh lành. Ngày nay, nghe Pháp không chỉ nghe giảng mà còn là đọc, tụng, nghiên cứu, thảo luận, biên khảo giáo pháp.
Toàn cảnh Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình.
Gìn giữ văn hóa bản địa qua trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình
(Ngày Nay) - Tối 17/11, tại Quảng trường Hòa Bình, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình tổ chức Chương trình Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các sự kiện của Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024 diễn ra từ ngày 15-23/11/2024.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở Tổ dân phố 4, phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình.
Đoàn kết xây dựng khu dân cư tự quản, văn minh, hạnh phúc
(Ngày Nay) - Tối 17/11, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh cùng Đoàn công tác Trung ương đến dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 tại Tổ dân phố 4, phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình. Cùng tham dự có đại diện lãnh đạo Văn phòng Quốc hội, tỉnh Ninh Bình và đông đảo cán bộ, nhân dân Tổ dân phố 4, phường Đông Thành.
Mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
(Ngày Nay) - Tỉnh Hưng Yên đang triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển, mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế với nhiều hoạt động hỗ trợ và các chính sách đảm bảo an sinh xã hội, nhằm mang lại quyền lợi thiết thực cho người dân.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Bất đồng trước thềm hội nghị về vấn đề khí hậu và đánh thuế
Hội nghị thượng đỉnh G20: Bất đồng trước thềm hội nghị về vấn đề khí hậu và đánh thuế
(Ngày Nay) - Ngày 16/11, trong cuộc thảo luận về tuyên bố chung trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), các nhà ngoại giao của nhóm đã gặp khó khăn trong việc thu hẹp bất đồng về nguồn tài chính để giải quyết biến đổi khí hậu và vấn đề đánh thuế nhóm siêu giàu.