IMF, Ngân hàng Thế giới hỗ trợ các nước nghèo mua vaccine

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Quỹ Tiền tệ Thế giới (IMF) và Ngân hàng Thế giới hiện đang tập trung vào việc thúc đẩy các khoản vay và trợ cấp để các nước nghèo có cơ hội tiếp cận nguồn cung vaccine ngừa COVID-19.
IMF, Ngân hàng Thế giới hỗ trợ các nước nghèo mua vaccine

Giám đốc điều hành IMF Kristalina Georgieva cho biết cơ quan này đang hợp tác với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) để tung ra khoản viện trợ trị giá 50 tỷ USD giúp mở rộng khả năng tiếp cận vaccine, đặc biệt là đối với các quốc gia nghèo.

Ngay từ đầu cuộc khủng hoảng COVID-19, IMF và Ngân hàng Thế giới đã cảnh báo đại dịch sẽ cản trở sự tiến bộ của các nước đang phát triển, gây ra bất bình đẳng gia tăng và tình trạng đói nghèo gia tăng.

Tổ chức cho vay có trụ sở tại Washington đang gióng lên hồi chuông cảnh báo rằng việc tiếp cận không bình đẳng đối với vaccine ngừa COVID-19 sẽ gây kéo dài đại dịch và tổn thất thêm nhiều nhận mạng và nguồn lực của thế giới.

IMF dự báo mức thu nhập bình quân đầu người của các nền kinh tế ở khu vực Mỹ Latinh và Caribe sẽ chỉ quay trở lại mức trước đại dịch vào năm 2024.

"IMF và Ngân hàng Thế giới ngay từ đầu đã hiểu rằng cuộc khủng hoảng và suy thoái kinh tế sẽ gây thiệt hại sâu rộng", nhà kinh tế Homi Kharas từ Viện Brookings nhận định. "Họ đã thúc đẩy G20 và các chủ nợ tư nhân đình chỉ thanh toán nợ cho hàng chục quốc gia có thu nhập thấp".

Bản thân IMF đã trực tiếp giảm nợ cho 29 quốc gia "nghèo nhất và dễ bị tổn thương nhất", tăng gấp đôi giới hạn viện trợ khẩn cấp và tăng gấp ba lần nguồn lực ưu đãi.

"Kể từ khi đại dịch bùng phát, IMF đã cho 84 quốc gia vay khoảng 110 tỷ USD", phát ngôn viên của IMF Gerry Rice cho biết. "Các khoản cho vay đối với vùng châu Phi cận Sahara trong năm 2020 cao gấp 13 lần mức trung bình hàng năm".

Trong khi đó, Ngân hàng Thế giới đã cam kết viện trợ hơn 108 tỷ USD cho hơn 100 quốc gia để ứng phó với "cuộc khủng hoảng nhanh nhất và lớn nhất" trong lịch sử của tổ chức.

Tuy nhiên, các chuyên gia lưu ý rằng sự trợ giúp của hai tổ chức này đối với các nước thu nhập trung bình đã bị tụt lại.

“Các quốc gia này gần như bị bỏ mặc vì họ không đủ điều kiện để được đình chỉ nợ, trong khi các khoản vay chi phí thấp chỉ dành cho các nước nghèo nhất", ông Homi Kharas chỉ ra.

Giám đốc điều hành IMF Kristalina Georgieva gần đây đã nhận ra sự cần thiết phải xem xét lại các tiêu chí cho vay để đảm bảo công bằng cho tất cả các nước thành viên, nhưng ưu tiên hiện đã chuyển sang nỗ lực tiêm chủng cho ít nhất 40% dân số thế giới vào cuối năm và ít nhất 60% vào cuối năm 2022.

Để tăng cường các chiến dịch tiêm chủng, Ngân hàng Thế giới đã chuẩn bị sẵn 12 tỷ USD và dự kiến ​​sẽ có các dự án trị giá khoảng 4 tỷ USD ở 50 quốc gia vào giữa năm nay.

Adnan Mazarei thuộc Viện Kinh tế Quốc tế Peterson cho biết: “Vấn đề với Ngân hàng Thế giới là tốc độ thực thi của họ".

"Kể từ khi bắt đầu đại dịch, IMF đã rất nhanh chóng cung cấp các khoản vay đi kèm điều kiện. Nhưng bây giờ họ cần rõ ràng hơn về chiến lược tiêm chủng", ông Mazarei nhận xét.

Tuy nhiên, kế hoạch 50 tỷ USD là một dấu hiệu tốt và IMF cùng các tổ chức tài chính khác nên thúc đẩy nó trên bàn nghị sự, đặc biệt là tại hội nghị bộ trưởng tài chính các nước G7 vào cuối tuần này.

Theo AFP
Ảnh minh hoạ.
Còn những bất cập trong thông tuyến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế
(Ngày Nay) - Việc thông tuyến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế, gồm cả tuyến huyện và tuyến tỉnh, đã góp phần đổi mới cơ chế quản lý tài chính y tế, bảo đảm quyền lợi người bệnh và tạo động lực cho y tế tuyến huyện tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đổi mới phong cách phục vụ…
Khung cảnh mua bán được tái hiện trong không gian Trên bến dưới thuyền tại kênh Thầy Cai, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long.
Đánh thức tiềm năng du lịch bền vững ở làng nghề trăm tuổi
(Ngày Nay) - Dòng kênh Thầy Cai nhộn nhịp với những chiếc ghe chở gạch, chở trấu, những chiếc ghe hàng... tưởng chừng như bị lãng quên đã được gợi nhớ lại trong những ngày diễn ra Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh tế xanh tỉnh Vĩnh Long lần đầu tiên vào năm 2024.
Ảnh minh hoạ.
Tạo dấu ấn từ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo
(Ngày Nay) -  Là khu vực gặp nhiều khó khăn nhất cả nước, vùng trung du và miền núi phía Bắc có liên kết vùng yếu, chưa mang dấu ấn riêng, chưa phát huy hết tiềm năng của vùng và lợi thế kinh tế cửa khẩu với nước bạn Lào và Trung Quốc.
Cấp chứng chỉ ngoại ngữ: Tăng cường các giải pháp chống thi thay, thi hộ
Cấp chứng chỉ ngoại ngữ: Tăng cường các giải pháp chống thi thay, thi hộ
(Ngày Nay) - Quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam dự kiến sẽ tăng cường các giải pháp để chống thi thay, thi hộ như bổ sung quy định yêu cầu các đơn vị cung cấp ảnh chụp của thí sinh trong quá trình làm bài thi trên hệ thống tra cứu và xác minh chứng chỉ.
Châu Âu đối mặt với cuộc khủng hoảng khí đốt mới
Châu Âu đối mặt với cuộc khủng hoảng khí đốt mới
(Ngày Nay) - Theo cảnh báo của hãng tin Bloomberg, châu Âu đang đứng trước nguy cơ tái diễn một cuộc khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng khi lượng dự trữ khí đốt cạn kiệt nhanh chóng, trong khi các lệnh trừng phạt mới của Mỹ đối với Gazprombank đe dọa cắt đứt những tuyến cung cấp khí đốt cuối cùng từ Nga.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Sự "đảo chiều" trong quan hệ kinh tế Nga - Ấn Độ
(Ngày Nay) - Quan hệ kinh tế Nga - Ấn Độ đang trải qua một sự đảo chiều mạnh mẽ, chuyển từ hợp tác quân sự sang tập trung vào thương mại dầu mỏ và hàng hóa. Với kim ngạch thương mại tăng đột biến lên 65 tỷ USD vào năm 2023, Ấn Độ trở thành đối tác thương mại lớn thứ hai của Nga.