Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm đầu tuần này cho hay, Mỹ đã tái áp đặt lại các lệnh trừng phạt quốc tế nhờ vận dụng cái gọi là cơ chế “phục hồi” trong Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA, còn gọi là thỏa thuận hạt nhân Iran), tuy nhiên các đồng minh của Mỹ lại quay lung với hành động của Washington.
Chính quyền Trump hiện đang cố gắng tái áp đặt các lệnh trừng phạt với Iran sau khi thất bại khi không có đủ sự ủng hộ trong việc cấm vận vũ khí đối với quốc gia Trung Đông - dự kiến sẽ hết hạn theo điều khoản của JCPOA.
Các bên ký kết còn lại của JCPOA và Hội đồng Bảo an LHQ đã phản bác lại nỗ lực của phía Mỹ, cho rằng Washington không thể lợi dụng các cơ chế của JCPOA để chống lại Iran bởi ông Trump đã rút Mỹ khỏi thỏa thuận này vào năm 2018.
Tổng thống Iran Hassan Rouhani đã gửi lời cảm ơn các quốc gia gia vì chống lại động thái của Mỹ, và tuyên bố rằng chiến dịch “sức ép cực đại” của ông Trump nhằm vào Iran chỉ khiến cho chính quyền Washington bị cô lập. Ông Rouhani còn mô tả nỗ lực tái áp đặt lệnh trừng phạt của Mỹ là “phi pháp và không đúng”, cảnh báo rằng Mỹ sẽ đối mặt với nhiều hậu quả vì theo đuổi chủ nghĩa đơn phương.
“Ngày hôm nay, chúng tôi có thể nói rằng chiến dịch sức ép cực đại của Mỹ nhằm vào Iran về mặt phapslys và chính trị không chỉ thất bại, mà còn khiến Mỹ bị cô lập” - ông Rouhani nói, theo hãng thông tấn Mehr News.
CÁc bên ký kết còn lại của JCPOA - Nga, Trung Quốc, Pháp, Đức, Anh và Liên minh châu Âu (EU) - tỏ ra rất kiên quyết ủng hộ thỏa thuận này, và chỉ trích ông Trump làm xói mòn thỏa thuận, đồng thời phản đối việc gia hạn lệnh cấm vũ khí với Iran.
Giới chức Iran hoan nghênh “chiến thắng lớn” khi Mỹ không thể tái áp đặt lệnh trừng phạt với Tehran trên danh nghĩa LHQ (Nguồn: Getty). |
Tổng thống Rouhani gửi lời cảm ơn các nước này vì sự ủng hộ của họ, và chỉ đích danh Nga và Trung Quốc là “hai quốc gia bằng hữu vì đã đưa ra quan điểm vững chắc trước Mỹ, cả trong quá khứ lẫn hiện tại”.
Ngoại trưởng Iran Javad Zarif trong khi đó đưa ra lời chỉ trích kịch liệt hơn với chính quyền Mỹ. Trên mạng xã hội Twitter - vốn bị cấm ở Iran những các quan chức chóp bu vẫn sử dụng được - ông Zarif nói rằng giới chức chính quyền Trump “thực sự đã thất bại ngay trong mạng lưới lừa dối của họ”. Ông nói thêm: “Ông Trump nên thay đổi thái độ trước khi Ngoại trưởng Pompeo biến chiến dịch “Giúp nước Mỹ vĩ đại trở lại” biến thành trò cười trên toàn cầu”.
Trước đó, cuối tuần trước, ông Pompeo nói rằng Mỹ đã tái áp đặt các lệnh trừng phạt với Iran và hy vọng “tất cả các nước thành viên LHQ tuân thủ hoàn toàn cam kết để thực thi các biện pháp này”. Ông Pompeo thậm chí còn nói sẽ sớm đưa ra các biện pháp trừng phạt các nước vi phạm lệnh cấm vận, không loại trừ các đồng minh của Mỹ.
Tuy nhiên, các đồng minh của Mỹ và cả LHQ đề phản bác tuyên bố trên. Ngoại trưởng của các nước E3 - gồm Pháp, Đức và Anh - đã đưa ra một tuyên bố chung nói rằng bất kỳ nỗ lực nào của Mỹ nhằm áp đặt lệnh trừng phạt với Iran đều là lỗ hổng pháp lý.
“Mỹ không còn là một bên tham gia JCPOA sau khi họ rút khỏi thỏa thuận này vào ngày 8/5/2018” - tuyên bố nêu rõ - “Hậu quả là, thông báo từ Mỹ được chuyển tới các nước thành viên của Hội đồng Bảo an không có hiệu lực về pháp lý”. Tổng Thư ký LHQ Antonia Guterres, trong khi đó, nói rằng tranh cãi pháp lý liên quan tới động thái của Mỹ không có nghĩa rằng các lệnh trừng phạt của LHQ đối với Iran có được tái áp đặt hay không. Ông thêm rằng ông không thể đưa ra bất kỳ hành động nào nếu như tranh cãi này còn tiếp diễn.
Mỹ trước nay vẫn tìm cách gây sức ép với Tehran với cái cớ là nước này vi phạm các điều khoản của JCPA, được ký kết năm 2015 - trong đó Iran hạn chế chương trình hạt nhân để đổi lấy việc các nước gõ bỏ dần các lệnh cấm vận.
Iran từng tuyên bố họ sẽ không tuân thủ các lệnh hạn chế theo JCPOA sau khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận này, áp đặt các lệnh trừng phạt đơn phương với Tehran và ám sát vị tướng lĩnh cấp cao Qassem Soleimani vào tháng 1/2020.
Tổng thống Trump nói rằng ông muốn có một thỏa thuận hạt nhân mới với Iran, trong đó bao gồm cả hạn chế về chương trình tên lửa đạn đạo và tầm ảnh hưởng trong khu vực của Iran. Ông cũng thúc giục Iran “tạo nên thỏa thuận lớn” trước kỳ bầu cử Tổng thống Mỹ vào ngày 3/11 năm nay, nhưng Tehran liên tục bác bỏ đề xuất này.