Ảnh mô phỏng |
Hệ sao đôi GRS1915+105, còn gọi là V1487 Aquila, nằm ở gần tâm dải Ngân hà của chúng ta, cách Trái đất tới 35.000 năm ánh sáng (350 nghìn tỷ km).
Sở dĩ, hệ sao này có tên là GRS1915+105 vì nó được đài quan sát thiên văn của Liên Xô (cũ) Granat (viết tắt GRS) phát hiện. Còn số 1915 là xích kinh (19 giờ 15 phút) của hệ sao này. Số 105 là xích vĩ.
Hệ sao đôi này thuộc chòm sao Aquila.
Chòm sao Aquila. |
Xích kinh là khái niệm thuộc Hệ tọa độ xích đạo. Nó là khoảng cách góc giữa phương nối tâm Trái Đất với thiên thể và mặt phẳng đi qua thiên cực và điểm xuân phân. Góc được quy ước có giá trị dương nếu thiên thể nằm ở phương Đông và âm nếu thiên thể nằm ở phương Tây.
Hệ tọa độ xích đạo. Ảnh Wikipedia |
Khác với xích vĩ và khác với kinh độ, xích kinh thường được đo bằng giờ thay vì bằng độ, bởi vì sự quay biểu kiến của hệ tọa độ xích đạo gắn chặt với thời gian sao và góc giờ.
GRS1915+105 là nơi có lỗ đen nặng nhất (gấp 14 lần Mặt trời) trong dải Ngân hà tính cho thời điểm hiện tại.
Hố đen tại GRS1915+105 có vận tốc xoay khủng khiếp lên tới 1.150 vòng trên 1 giây |
GRS1915+105 đồng thời cũng là một microquasar, chỉ những hệ thống sao đôi kì quái luôn phát sinh bức xạ năng lượng cao và những dòng hạt chuyển động với vận tốc xấp xỉ vận tốc ánh sáng. Hố đen tại GRS1915+105 có vận tốc xoay khủng khiếp lên tới 1.150 vòng trên 1 giây.
Những phát hiện thiên văn năm 1994 của GRS 1915 + 105 cho thấy hệ sao đôi này là nguồn thiên hà được biết đến đầu tiên nơi thoát ra vật liệu có vận tốc nhanh hơn ánh sáng (vận tốc siêu ánh).
Cho đến nay, các nhà thiên văn học vẫn tiếp tục nghiên cứu những bí ẩn cách Trái đất 35 nghìn năm ánh sáng.
Xem thêm:
- Stephen Hawking: Trí tuệ vươn tầm vũ trụ với công trình "Lược sử thời gian" vĩ đại
- Phát hiện 'siêu lỗ đen', lớn gấp 12 tỷ lần so với Mặt Trời
- 10 sự thật về vũ trụ bạn chưa từng biết
- NASA: Phát hiện cấu trúc siêu rỗng ‘đại khổng lồ’ trong vũ trụ