Trong hai ngày 6 và 15/8, Mỹ đã thả hai quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki. Đây là lần đầu tiên và duy nhất, vũ khí nguyên tử được sử dụng trong một cuộc chiến tranh. Nhật Bản ngày 15/8 đã đầu hàng quân Đồng minh, kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ 2.
Vụ nổ bom đã khiến nhiều tòa nhà bị san phẳng và bốc cháy và biến thành phố cảng Hiroshima thành một vùng đất chết.
Cột khói hình nấm khổng lồ sau khi "Little Boy" do Mỹ ném xuống |
Ký ức tang thương
Đó là một buổi sáng mùa hè ấm áp, cô bé Nakabushi 5 tuổi là người đầu tiên có mặt tại trường mẫu giáo.Yukiko chơi đùa một mình lặng lẽ trong lúc chờ đợi các bạn mình tới lớp. Nhưng họ đã không bao giờ đến.
Đúng 8h15, tất cả những gì cô bé cảm nhận được chỉ là ánh sáng chói lóa cùng một tiếng nổ cực lớn. Trong giây phút đó, quả bom nguyên tử đầu tiên mà thế giới biết tới đã được ném xuống thành phố Hiroshima.
70 năm sau, bà Nakabushi, hiện 75 tuổi, là một trong 183.519 người sống sót sau vụ ném bom nguyên tử năm 1945. Họ được gọi là những hibakusha, những con người mà ký ức tại thời điểm đó đã in sâu và ám ảnh tâm trí của họ.
Bà Yukiko Nakabushi. Ảnh Telegraph |
Mẹ của bà Nakabushi không được may mắn như vậy. Quả bom phát nổ cách nơi bà và họ hàng làm việc chỉ nửa dặm. Bà đã ngay lập tức bị thiêu sống.
"Mẹ của tôi bị bỏng nặng nhiều vết trên khắp cơ thể nhưng đã cố gắng để trở về nhà", bà Nakabushi nhớ lại. "Ông tôi kể lại rằng ngay khi biết được tôi còn sống, mẹ đã ngất đi. Mọi người đều nói với tôi rằng mẹ tôi cố gắng về được nhà để biết rằng tôi vẫn ổn dù bà bị thương rất nặng. Tôi đã hiểu được tình yêu của mẹ từ khi còn rất bé".
Đối với Nakabushi, vụ đánh bom và sự ra đi của người mẹ là ngã rẽ của cuộc đời bà cũng như hàng nghìn những hibakusha khác. Bà tự thấy mình là một người may mắn. Sau khi sống tại Hiroshima với bố và mẹ kế, bà cưới một người chồng có học thức và chuyển tới Osaka năm 25 tuổi. Hai người đã có 3 đứa con và nay họ đều đã ở tuổi 40.
Nhiều người khác không được may mắn như vậy. Với họ, cuộc chiến sinh tồn vẫn kéo dài rất lâu sau khi quả bom nguyên tử cùng chiến tranh đã chìm vào dĩ vãng và thành phố được xây dựng lại. Bên cạnh những vết thương và gánh nặng tâm lý, nhiều người và thậm chí cả con cái của họ bị xã hội Nhật Bản kỳ thị và chối bỏ.
"Vũ khí hạt nhân là hoàn toàn là tội ác. Chiến tranh cướp đi những mạng sống vô tội của cả hai bên. Hòa bình là điều hạnh phúc và quý giá nhất đối với loài người", bà Nakabushi xúc động nói.
Ngày 6/8/1945, quả bom nguyên tử đầu tiên đã phát nổ trên bầu trời gần tòa nhà "Vòm bom nguyên tử" (tâm điểm vụ nổ cách tòa nhà 150m). Đây là tòa nhà duy nhất còn tồn tại sau sức công phá khủng khiếp của vụ nổ bom nguyên tử. Kể từ sau vụ nổ, tòa nhà vẫn được bảo tồn nguyên trạng và trở thành biểu tượng của ước mơ hòa bình cũng như loại bỏ vũ khí hạt nhân. |
Đã 70 năm trôi qua kể từ ngày xảy ra vụ ném bom chấn động thế giới, với sự nỗ lực không ngừng của chính phủ và người dân, Hiroshima đã dần "lột xác" để trở thành 1 thành phố tươi đẹp, hiện đại.
Vươn mình từ cát bụi, Hiroshima giờ đây đã trở thành 1 thành phố hiện đại, tươi đẹp. |
"Thành phố đã được tái thiết và sôi động với số dân hiện tại là 1,2 triệu người. Những tuyến đường tấp nập người qua lại. Những khu đất khô cằn trong các bức ảnh đen trắng giờ đây chỉ còn là quá khứ", nhiếp ảnh gia Eugene Hoshiko, đến từ Yokohama, Nhật Bản cho biết.
Trang Ly (T/h)
Xem thêm:
- Sức mạnh của loại vũ khí hủy diệt khủng khiếp nhất nhân loại
- 3 lý do khiến Mỹ không dám ném bom nguyên tử xuống Việt Nam