Một bệnh nhân tử vong sau khi được ghép phổi nhiễm virus corona

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Một bệnh nhân ở Michigan, Mỹ, đã tử vong sau khi được ghép phổi của người mắc Covid-19, dù các xét nghiệm trước khi ghép tạng cho kết quả âm tính với virus corona.

Các bác sĩ cho biết một phụ nữ ở Michigan mắc Covid-19 và đã qua đời vào mùa thu năm ngoái, hai tháng sau khi được ghép hai lá phổi chứa virus corona của người hiến tặng. Vấn đề là các xét nghiệm ở thời điểm đó lại cho kết quả âm tính, NBC News đưa tin hôm 20/2.

Các quan chức tại Đại học Y Michigan cho rằng đây có thể là trường hợp đầu tiên được minh chứng về quá trình lây lan Covid-19 ở Mỹ, trong đó virus được truyền qua cấy ghép nội tạng.

Đây là trường hợp duy nhất nội tạng của người hiến tặng mắc Covid-19 trong số gần 40.000 ca ghép tạng ở Mỹ năm 2020. Tuy nhiên, sự việc đã dẫn đến những lời kêu gọi kiểm tra kỹ lưỡng hơn đối với phổi của người hiến tặng.

Tiến sĩ Daniel Kaul, giám đốc Bộ phận cấy ghép tạng liên quan đến các bệnh truyền nhiễm, hệ thống y tế Đại học Michigan, khuyến cáo cần phải lấy mẫu sâu trong phổi của người hiến tặng, bên cạnh dịch họng và mũi.

“Chúng tôi chắc chắn không sử dụng phổi để ghép tạng, nếu chúng nhiễm virus corona”, tiến sĩ Kaul nói.

Âm tính trước khi ghép tạng

Người phụ nữ đến từ khu vực Upper Midwest đã chết vì chấn thương sọ não trong một tai nạn xe hơi. Phổi của cô được lấy để ghép cho một nữ bệnh nhận mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Một bệnh nhân tử vong sau khi được ghép phổi nhiễm virus corona ảnh 1
Bệnh nhân đã không may khi nhận tạng của người mắc Covid-19. - Ảnh minh họa: Getty.

48 giờ sau khi phổi của người hiến tạng được lấy, các bác sĩ đã lấy mẫu dịch họng của người cho để xét nghiệm virus corona. Mẫu bệnh phẩm cho kết quả âm tính với Covid-19. Gia đình của người hiến tạng cho biết cô không hề đi du lịch gần đây, hoặc có các triệu chứng của người mắc Covid-19 và cũng không tiếp xúc với bất kỳ ai mắc bệnh.

Các mẫu xét nghiệm dịch họng của người cho và nhận ở thời điểm trước ghép tạng đều âm tính với Covid-19. “Chúng tôi đã làm tất cả xét nghiệm cần thiết”, tiến sĩ Kaul nói.

Trong quá trình xử lý phổi của người hiến tạng, các bác sĩ đã giữ lại một ít chất lỏng từ phổi người cho. Phần mẫu bệnh phẩm này đã giúp các bác sĩ xác định nguyên nhân sức khỏe của bệnh nhân xấu đi sau khi được ghép tạng.

Tình huống bi thảm

Ba ngày sau khi được ghép tạng, bệnh nhân bị sốt, tụt huyết áp và hơi thở khó khăn. Ảnh chụp X-quang cho thấy phổi bệnh nhân bị nhiễm trùng.

“Khi tình trạng bệnh nhân trở nên tồi tệ, sốc nhiễm trùng và các vấn đề về tim, chúng tôi đã quyết định xét nghiệm Covid-19 từ mẫu phổi mới nhận và cho kết quả dương tính”, tiến sĩ Kaul nói.

Một bệnh nhân tử vong sau khi được ghép phổi nhiễm virus corona ảnh 2
Các bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân không quá lo lắng về nguy cơ lây nhiễm Covid-19 khi ghép tạng. - Ảnh minh họa: Getty.

Bốn ngày sau ca phẫu thuật, bác sĩ xử lý phổi của người hiến tạng được xác nhận mắc Covid-19. Bác sĩ trực tiếp thực hiện ca phẫu thuật cũng dương tính với virus. 10 thành viên khác của ê kíp ghép tạng hôm đó âm tính với virus.

Các bác sĩ đã thử các phương pháp điều trị Covid-19, bao gồm thuốc Remdesivir - loại thuốc mới được cấp phép điều trị Covid-19 và huyết tương từ người mắc Covid-19 đã khỏi bệnh, nhưng không có tác dụng.

Cuối cùng bệnh nhân được áp dụng kỹ thuật ECMO, nhưng không có tiến triển. Bệnh nhân tử vong 61 ngày sau khi được ghép tạng. Tiến sĩ Kaul gọi vụ việc là “một tình huống bi thảm”.

Người hiến tạng đã mắc Covid-19 từ đâu và tại sao các xét nghiệm ở thời điểm trước ghép tạng lại không phát hiện ra virus corona đến nay vẫn là một ẩn số, dù tình trạng của người nhận tạng xấu đi rất nhanh.

Mẫu chất lỏng mà các bác sĩ giữ lại sau khi xử lý phổi của người hiến tạng cho kết quả dương tính với Sars-CoV-2, nhưng mẫu xét nghiệm dịch họng trước khi ghép tạng lại cho kết quả âm tính.

Đánh giá về nguy cơ lây nhiễm Covid-19 trong quá trình ghép tạng, tiến sĩ Kaul cho rằng đối với các ca không phải ghép phổi, việc lây nhiễm Covid-19 sẽ rất khó khăn, ngay cả khi cơ thể người hiến mắc Covid-19.

Tuy vậy, ông khuyến cáo cần lấy mẫu xét nghiệm rộng hơn để loại bỏ nguy cơ nhiễm virus từ các bộ phận được hiến tạng.

Trong khi đó, tiến sĩ David Klassen, giám đốc UNOS, tổ chức phi lợi nhuận điều hành mạng lưới mua bán và cấy ghép nội tạng ở Mỹ, khuyên người bệnh cần ghép tạng không nên lo lắng về trường hợp ở Michigan, vì rủi ro khi ghép tạng thấp hơn nhiều so với tình trạng sức khỏe của họ nếu không được ghép tạng.

Theo Zing.vn
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.