Mỹ lộ kế hoạch xoá sổ nước Nhật bằng 14 quả bom hạt nhân

(Ngày Nay) - Sau khi ném hai quả bom hạt nhân xuống Hiroshima và Nagasaki, Mỹ định tiếp tục thả 12 quả nữa nếu Nhật không đầu hàng.
Quả bom nguyên tử phát nổ trên thành phố Nagasaki. Ảnh: Wikipedia.
Quả bom nguyên tử phát nổ trên thành phố Nagasaki. Ảnh: Wikipedia.

Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima và Nagasaki vào ngày 6/8 và 9/8/1945 để buộc phát xít Nhật đầu hàng. Tài liệu lưu trữ mới được giải mật của quân đội Mỹ cho thấy Nhật Bản sẽ phải hứng chịu thêm 12 quả bom nguyên tử có sức công phá lớn gấp bội nếu Nhật Hoàng không tuyên bố đầu hàng, theo Daily Beast.

Ngay từ đầu năm 1945, Mỹ đã thành lập ủy ban đặc biệt để lựa chọn mục tiêu cho các cuộc ném bom hạt nhân khi Nhật Bản không thể hiện ý định đầu hàng. Các báo cáo bí mật nhận định quân đội Nhật sẽ chiến đấu tới chết, ngay cả khi hứng chịu hai vụ ném bom hạt nhân đầu tiên.

Thủ tướng Anh Winston Churchill khi thảo luận với Tổng thống Mỹ Harry S. Truman và lãnh đạo Liên Xô Joshep Stalin ở Postdam tháng 7/1945 cũng đồng ý sử dụng vũ khí nguyên tử, sau khi Mỹ thử thành công thiết bị hạt nhân đầu tiên có tên mã "Trinity". "Chúng tôi có thỏa thuận rõ ràng, tự động và thống nhất về việc sử dụng bom nguyên tử. Không hề có ý kiến khác", ông Truman viết trong hồi ký.

Thành viên ủy ban mục tiêu tin rằng một quả bom nguyên tử có thể hủy diệt cơ sở hạ tầng Nhật Bản, khiến Mỹ và đồng minh không cần đưa lực lượng tấn công vào lãnh thổ nước này. Các thành phố như Kyoto, Hiroshima, Yokohama, Kokura, Niigata, thậm chí cả Tokyo cũng được xác định là các mục tiêu tiềm tàng. Đây đều là những đô thị lớn chưa bị oanh tạc bằng vũ khí thông thường.

Tokyo luôn được coi là mục tiêu tiềm năng, nhưng thành phố này có thể được bỏ qua, do từng phải hứng chịu thiệt hại nặng nề sau chiến dịch ném bom cháy, thiêu đốt diện tích 41 km2 và làm hơn 100.000 người thiệt mạng. Ngoài ra, các quan chức Mỹ tin rằng Nhật hoàng Hirohito có thể đóng vai trò quan trọng trong việc thương thuyết đầu hàng.

Các mục tiêu ở phía nam được nhắm tới, nhưng cố đô Kyoto được loại trừ. Bộ trưởng chiến tranh Mỹ Henry Stimson, người từng đi nghỉ tuần trăng mật tại đây, cho rằng không nên ném bom một trung tâm văn hóa quan trọng. Ủy ban mục tiêu quyết định chuyển hướng sang thành phố Hiroshima, nơi có căn cứ quân sự quan trọng và một cảng biển.

Ngày 6/8/1945, oanh tạc cơ B-29 mang biệt danh "Enola Gay" thả quả bom hạt nhân lõi uranium "Little Boy" có sức công phá 15 kiloton, tương đương 15.000 tấn thuốc nổ TNT, xuống thành phố Hiroshima.

Chỉ ba ngày sau, một oanh tạc cơ B-29 khác lên đường tới thành phố Kokura, mang theo quả bom lõi plutonium "Fat Man", có sức công phá tới 21 kiloton. Thời tiết xấu buộc phi công Mỹ từ bỏ mục tiêu ban đầu, chuyển sang ném bom thành phố Nagasaki. Tầm nhìn kém đến mức phi hành đoàn B-29 cân nhắc kháng lệnh để thả bom bằng radar, trước khi thấy một khoảng mây trống để định vị mục tiêu và cắt bom.

Tài liệu lưu trữ của Mỹ cho thấy vụ tấn công Nagasaki khiến Tổng thống Truman bị sốc, do đây chỉ là mục tiêu thứ yếu so với thành phố Kokura. Cả hai vụ ném bom nguyên tử khiến hơn 200.000 người Nhật thiệt mạng.

Quả bom nguyên tử thứ ba được lắp ráp ở đảo Tinian thuộc quần đảo Mariana, nơi hai chiếc B-29 cất cánh. Lõi plutonium được vận chuyển bằng đường biển từ Mỹ. Một số thành viên thủy thủ đoàn khẳng định đã thấy chữ "Tokyo Joe" trên thân quả bom, nhưng nhiều sử gia cho rằng nó mang tên mã "Fat Boy" và nhằm vào Kokura, mục tiêu ban đầu của Fat Man.

Mỹ lộ kế hoạch xoá sổ nước Nhật bằng 14 quả bom hạt nhân ảnh 1 Thành phố Hiroshima hoang tàn sau vụ ném bom. Ảnh: AP.

Một bản ghi âm cuộc gọi tối mật giữa hai quan chức quân đội Mỹ ngày 13/8/1945 cũng tiết lộ kế hoạch tấn công lần ba. Theo đó, quân đội Mỹ đã kích hoạt dây chuyền sản xuất quy mô lớn để chế tạo khoảng 12 quả bom nguyên tử để tiêu diệt các mục tiêu then chốt khác trên toàn lãnh thổ Nhật Bản.

Quả đầu tiên trong lô bom nguyên tử này dự kiến được thả vào ngày 19/8, số còn lại sẽ được dùng trong tháng 9 và tháng 10/1945. Tuy nhiên, vào ngày 15/8, ngay khi nguyên liệu plutonium chuẩn bị được đưa đến đảo Tinian, Nhật Bản tuyên bố đầu hàng vô điều kiện, khiến kế hoạch ném thêm 12 quả bom hạt nhân xuống nước này bị hủy bỏ.

Theo Vnexpress
Giáo dục kỹ năng tham gia giao thông cho học sinh tiểu học
Giáo dục kỹ năng tham gia giao thông cho học sinh tiểu học
(Ngày Nay) - Ngày 23/12, tại Nhà văn hóa thị xã Duy Tiên (Hà Nam), Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Nam phối hợp với Ban An toàn giao thông tỉnh tổ chức chương trình Giao lưu giáo dục kỹ năng tham gia giao thông an toàn cấp tiểu học năm học 2024 - 2025.
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
(Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.