Mỹ phát triển AI có khả năng hủy diệt radar TQ ở Biển Đông

Lầu Năm Góc đang nghiên cứu phát triển một hệ thống tác chiến điện tử mới dựa trên trí thông minh nhân tạo (AI), có khả năng hủy diệt radar cao tần mà TQ triển khai trái phép ở Biển Đông.
Mỹ phát triển AI có khả năng hủy diệt radar TQ ở Biển Đông

Theo nhận định của tác giả David Majumdar trên tạp chí National Interest, Cơ quan nghiên cứu các dự án công nghệ quốc phòng (DARPA) đang thử nghiệm hệ thống tác chiến điện tử hiện đại, sử dụng trí thông minh nhân tạo.

Hệ thống điều khiển AI mới sẽ cung cấp cho quân đội Mỹ cách thức để tiêu diệt hệ thống radar tân tiến của Nga và Trung Quốc.

Giám đốc DARPA, tiến sĩ Arati Prabhakar cho biết: “Chúng tôi đang sử dụng trí thông minh nhân tạo để xác định trong thời gian thực, radar của đối phương đang làm gì và từ đó tạo ra phương thức gây nhiễu mới. Toàn bộ quá trình nhận biết, học hỏi và thích nghi diễn ra liên tục.

Mỹ phát triển AI có khả năng hủy diệt radar TQ ở Biển Đông ảnh 1

Máy bay trinh sát điện tử RC-135V/W Rivet Joint.

Các thế hệ tiêm kích tàng hình F-22 và F-35 do Lockheet Martin sản xuất có hệ thống dữ liệu lập trình trước tín hiệu radar của đối phương. Tuy nhiên, nếu gặp phải một tín hiệu chưa từng ghi nhận từ trước, hệ thống sẽ không thể xác định và từ đó khiến máy bay dễ bị tấn công.

“Ngày nay, khi các máy bay cất cánh thực hiện nhiệm vụ, chúng được thiết lập sẵn một loạt các tín hiệu radar của đối phương, để có thể phá tín hiệu, tử bảo vệ trước mối đe dọa”, ông Prabhakar nói. “Có trường hợp các máy bay đối mặt với những tần số radar chưa từng được lập trình. Nếu như trong chiến tranh thực tế, điều này sẽ khiến các máy bay không thể né tránh radar đối phương”.

Trong thời bình, Lầu Năm Góc thường triển khai máy bay trinh sát điện tử RC-135V/W Rivet Joint để thu thập các tín hiệu mới. Thông tin sau đó được chuyển đến phòng thí nghiệm để tạo ra phương thức gây nhiễu phù hợp và tải lên hệ thống điện tử của các máy bay F-22, F-35 hay F/A-18.

“Thông thường phải mất đến hàng tháng, thậm chí là hang năm để các máy bay có thể tự bảo vệ mình trước loại tín hiệu radar mới”, ông Prabhakar giải thích.

Trong giai đoạn hiện nay, các tín hiệu radar có thể dễ dàng biến đổi chỉ bằng một vài thao tác phần mềm, điều đó khiến cho các máy bay Mỹ dễ dàng bị tấn công. “Công nghệ để thay đổi tần số radar chỉ tương đương như việc thiết lập hệ thống liên lạc, internet đã kết nối hang tỷ người trên thế giới”.

Radar cao tần Trung Quốc có thể theo dõi các máy bay tàng hình của Mỹ, khiến cho Washington phải nghiên cứu phương thức gây nhiễu mới hiệu quả hơn.

Trong thời chiến, Mỹ hoàn toàn có thể hủy diệt trước các radar này, giống như Mỹ sử dụng máy bay trực thăng vũ trang Apache phá hủy radar tần số thấp của Quân đội Iraq trong chiến dịch “bão táp sa mạc” trước đây.

Theo ông Pabhakar hiện nay các máy bay chiến đấu của Mỹ chỉ có vài khả năng để phân tích dạng sóng đối phương trong thời gian thực là Northrop Grumman EA-6B Prowler phục vụ trong thủy quân lục chiến và Boeing EA-18G Growler của hải quân.

Nếu hệ thống chiến tranh điện tử mới được đưa vào hoạt động, điều này sẽ tiết kiệm cho Lầu Năm Góc về thời gian, tiền bạc hay thậm chí là tính mạng của các phi công trước hệ thống tên lửa phòng không, radar cao tần như loại mà Trung Quốc đã lắp đặt trên Biển Đông.

“Như vậy, trong tương lai sẽ chứng kiến việc các chiến đấu cơ có thể tiếp nhận tín hiệu radar mới của đối phương và tự đưa ra phương thức gây nhiễu phù hợp ngay trên chiến trường”.

Đăng Nguyễn

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.