Lệnh này sẽ nhắm mục tiêu vào Thứ trưởng Bộ năng lượng Nga và ba công ty tham gia vào việc chuyển khí được bán bởi công ty Đức Siemens.
Theo chính sách nghiêm ngặt của Chính phủ Liên minh Châu Âu, 28 quốc gia không công nhận việc sát nhập Crimea của Nga vào hồi tháng 3 năm 2014. Các cá nhân trong danh sách trên sẽ phải chịu sự trừng phạt về tài chính và lệnh cấm đi lại.
Các biện pháp được đưa ra bất chấp thực tế là chỉ vừa mới mấy ngày trước, EU còn lên tiếng chỉ trích Mỹ trước lệnh trừng phạt của nước này dành cho Nga. Theo Liên minh Châu Âu, lệnh trừng phạt của Mỹ có thể ảnh hưởng trực tiếp tới nền an ninh năng lượng của các nước trong khu vực và sẵn sàng đáp trả nếu cần thiết.
"EU đã bổ sung ba công dân Nga và ba công ty tham gia vào việc vận chuyển khí vào danh sách trừng phạt", tuyên bố của EU nói.
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko cho biết ông rất “biết ơn” trước quyết định này của EU. Ông cũng đồng thời kêu gọi các biện pháp trừng phạt mạnh mẽ hơn để thể hiện sự đoàn kết của Liên minh Châu Âu.
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko |
EU cho biết 153 cá nhân và 40 công ty đã được nhắm tới trong các lệnh trừng phạt cá nhân đối với Nga.
Liên minh Châu Âu cũng đã từng duy trì các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga sau khi máy bay Malaysia MH17 bị rơi tại Ukraine vào năm 2014.
Tuy nhiên các biện pháp trừng phạt là một vấn đề ngày càng nhạy cảm đối với EU sau khi Quốc hội Mỹ đã bỏ phiếu thông qua lệnh trừng phạt Nga vào tuần trước. Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký xác nhận lệnh trừng phạt này.
EU đã tuyên bố sẵn sàng trả đũa nếu các biện pháp trừng phạt của Mỹ gây tổn hại đến các công ty năng lượng EU, trong bối cảnh các biện pháp của Mỹ có thể gây trở ngại cho một đường ống dẫn của Đức với Nga.
Các trừng phạt trước đây đã được phối hợp ở cả hai bờ Đại Tây Dương.
Theo AFP