Mỹ và Hàn Quốc chưa thể thu hẹp bất đồng về chi phí quân sự

Mỹ yêu cầu phải tăng mạnh khoản đóng góp của Hàn Quốc, trong khi Seoul chủ trương chỉ gánh vác chi phí ở mức “công bằng và hợp lý.”
Các binh sỹ quân đội Mỹ tham gia một cuộc tập trận vượt sông chung giữa Mỹ-Hàn gần khu vực phi quân sự ngăn cách hai miền Triều Tiên tại Yeoncheon của Hàn Quốc. (Nguồn: Reuters)
Các binh sỹ quân đội Mỹ tham gia một cuộc tập trận vượt sông chung giữa Mỹ-Hàn gần khu vực phi quân sự ngăn cách hai miền Triều Tiên tại Yeoncheon của Hàn Quốc. (Nguồn: Reuters)

Ngày 25/9, Hàn Quốc và Mỹ bước sang ngày họp thứ 2 của vòng đàm phán thứ nhất về Hiệp định về các giải pháp đặc biệt (SMA) lần thứ 11.

Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết, trưởng đoàn đàm phán phía Hàn Quốc Jang Won-sam và người đồng cấp Mỹ James DeHart lúc 10 giờ cùng ngày đã tiếp tục cuộc đàm phán tại một địa điểm ở thủ đô Seoul.

Hai bên mới chỉ dừng lại ở việc thăm dò về lập trường, nguyên tắc, căn cứ của đối phương, chứ chưa thu hẹp được bất đồng ý kiến.

Mỹ yêu cầu phải tăng mạnh khoản đóng góp của Hàn Quốc, trong khi Seoul chủ trương chỉ gánh vác chi phí ở mức “công bằng và hợp lý.”

Vẫn chưa rõ Washington đưa ra con số chính xác là bao nhiêu, song rất có thể sẽ là một con số rất lớn, xét tới việc trong thời gian qua, Mỹ liên tục cho rằng cần phải tăng tối đa khoản gánh vác của Hàn Quốc lên 4,8 tỷ USD, bao gồm cả các chi phí trực tiếp và gián tiếp phục vụ quân đồn trú Mỹ.

Sau khi vòng đàm phán thứ nhất kết thúc, hai bên sẽ mở tiếp vòng đàm phán thứ 2 tại Mỹ vào tháng 10. Khi đó, Hàn Quốc sẽ cử trưởng đoàn đàm phán mới tham dự, đẩy nhanh tốc độ thương thảo.

Seoul hiện đang xem xét phương án bổ nhiệm cựu Chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính (FSC) Jeong Eun-bo, một quan chức xuất thân từ Bộ Kế hoạch và Tài chính, chứ không phải là Bộ Ngoại giao hay Bộ Quốc phòng như trước đây, làm trưởng đoàn đàm phán mới.

Trước đó, hồi tháng Ba năm nay, Hàn Quốc và Mỹ đã ký kết Hiệp định SMA lần thứ 10, nâng 8,2% khoản đóng góp của Seoul, lên thành 1.038,9 tỷ won (hơn 860 triệu USD).

Hiệp định có hiệu lực một năm, sẽ hết hạn vào ngày 31/12 năm nay, tức chỉ còn hơn 3 tháng nữa.

Theo Vietnamplus
TIN LIÊN QUAN
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.