Thông báo trên được đưa ra vài ngày trước lễ kỷ niệm 20 năm vụ khủng bố khiến gần 3.000 người thiệt mạng.
“Kể từ ngày 11/9/2001, dù thời gian có trôi qua bao năm tháng, chúng tôi sẽ không bao giờ quên đi sự việc đó, chúng tôi cam kết sẽ sử dụng mọi nguồn lực trong khả năng để đảm bảo chắc chắn rằng tất cả những người đã mất có thể được trở về với gia đình của họ," Tiến sĩ Barbara Sampson, trưởng bộ phận giám định y khoa của thành phố New York, nhấn mạnh.
Các kỹ thuật viên thuộc bộ phận giám định y khoa của New York đã làm việc trong nhiều năm để ghép hàng nghìn mảnh xương được tìm thấy từ hiện trường vụ khủng bố để xác định được danh tính các nạn nhân, nhưng công việc này gặp rất nhiều trở ngại vì trong nhiều trường hợp, không thể trích xuất ADN.
Thứ Ba vừa qua, các thông tin nhận dạng tiếp tục được công bố lần đầu tiên kể từ tháng 10/2019. Một bộ hài cốt được xác định là của nạn nhân Dorothy Morgan sống tại Hempstead, New York.
Morgan, một nhà môi giới làm việc cho công ty Marsh & McLennan, đã trở thành nạn nhân thứ 1.646 được xác định danh tính hài cốt bằng phương pháp sử dụng công nghệ ADN mới nhất.
Giới chức thành phố cũng ghép được những thi thể tìm thấy vào các năm 2001, 2002 và 2006 cho một nạn nhân, gia đình người này đã yêu cầu giấu tên của người đó.
Trong số những người thiệt mạng trong vụ khủng bố tại Tháp Đôi, các quan chức cho biết có 1.106 nạn nhân hiện chưa tìm được hài cốt, tất cả những hài cốt nếu đã được tìm thấy, thì đều đã được xác định danh tính.
Mark Desire, quản lý Nhóm Nhận dạng ADN, cho biết ông hy vọng rằng những tiến bộ gần đây trong việc phân tách và giải trình tự ADN sẽ hỗ trợ thêm trong công tác nhận dạng, và xác định được nhiều danh tính nạn nhân hơn.
Một số hài cốt có thể sẽ mãi mãi không thể xác định nhận dạng được, ông Desire cho biết.
“Có một số bộ hài cốt đã được phục hồi, nhưng chúng tôi không thể xác định AND”, ông Desire nói. “Việc bạn có thể cầm mẫu sinh phẩm trên tay hay nhìn thấy chúng trước mặt không có nghĩa là AND của mẫu vật đó còn nguyên vẹn.”