Nếu chiến tranh với Triều Tiên, Mỹ sẽ thắng nhưng trả giá rất đắt

(Ngày Nay) - Chính quyền Trump cho biết, đã sẵn sàng sử dụng quân đội để ngăn chặn Triều Tiên phát triển chương trình tên lửa và hạt nhân có khả năng nhằm vào Mỹ. Tuy nhiên, lựa chọn này có thể đánh đổi bằng tính mạng của trăm hàng ngàn người.
Liệu ông Trump sẽ "xử lý" Triều Tiên như thế nào?
Liệu ông Trump sẽ "xử lý" Triều Tiên như thế nào?

Khả năng về cuộc chiến giữa Mỹ và Triều Tiên?

Ngày 29/7, Triều Tiên tuyên bố phóng thử thành công ICBM Hwasong-14 vào tối trước đó và cho hay, tên lửa cải tiến này đủ khả năng tấn công mọi vị trí trên lục địa Mỹ, theo KCNA.

Quốc gia Đông Bắc Á này còn đe dọa, sẽ phá hủy nước Mỹ nếu chính quyền Trump không dừng các hành động quân sự thù địch trên Bán đảo Triều Tiên.

Đáp lại thông điệp cảnh cáo trên, CNN dẫn lời một quan chức giấu tên của Mỹ tiết lộ, chính phủ Mỹ không tin Bình Nhưỡng đủ khả năng phóng ICBM có khả năng hạt nhân cho đến năm 2018.

Dù vậy, theo vị quan chức, vụ thử nghiệm mới cho thấy chương trình tên lửa của Triều Tiên có thể đã vượt xa những gì Washington phán đoán.

Nhận định trên đặt ra những câu hỏi liên quan đến việc liệu quân đội Mỹ có tiến hành một cuộc tấn công vào Triều Tiên hay không và chuyện gì sẽ xảy ra nếu điều đó trở thành hiện thực.

Ngày 31/7, ông Trump khẳng định trước báo chí, sẽ “xử lý” triều Tiên trước tình hình leo thang căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên hiện nay. Tuyên bố của ông Trump khiến nhiều người thắc mắc, Washington sẽ “xử lý” Bình Nhưỡng bằng cách nào.

Một ngày sau đó, Thư ký Báo chí Nhà Trắng Sarah Huckabee Sanders cho biết: “Chúng tôi đang cân nhắc tất cả các lựa chọn và như chúng tôi đã nói nhiều lần, chúng tôi sẽ không phát sóng những gì chúng tôi sẽ làm. Tôi muốn nói, ngài Tổng thống đã rất thẳng thắn về sự cần thiết phải ngăn chặn Triều Tiên. Chúng tôi chú trọng vào việc ngừng thử nghiệm hạt nhân, tên lửa, ngăn chặn sự xâm lược…”.

Những tuyên bố từ Mỹ đều chưa đề cập đến khả năng về một cuộc chiến tranh trên Bán đảo Triều Tiên. Tuy nhiên, CNN dẫn lời các quan chức Mỹ cho biết vào tháng trước, lựa chọn quân sự đối với Triều Tiên đã được chuẩn bị và sẵn sàng để trình lên Tổng thống Donald Trump khi có lệnh.

“Những gì chúng tôi phải làm là chuẩn bị tất cả các đối sách vì Tổng thống nói rõ ràng, ông ấy sẽ không chấp nhận chương trình hạt nhân ở Triều Tiên và bất cứ mối đe dọa có thể nhắm đến Mỹ và người dân Mỹ”, Cố vấn An ninh Quốc gia H.R. McMaster tuyên bố vào tháng trước tại Washington.

Trong chương trình “Today” của đài NBC, Thượng nghị sĩ Mỹ Lindsey Graham từng đề cập đến vấn đề này. “Có một lựa chọn quân sự để triệt tiêu chương trình tên lửa của Triều Tiên và cả Triều Tiên… Tôi đang nói, các lựa chọn quân sự là không thể tránh khỏi nếu Triều Tiên tiếp tục”, ông Graham nói.

Theo CNN, tất cả các kịch bản chiến tranh được đặt ra, chiến thắng đều nghiêng về phía Mỹ. Nhưng để đạt được chiến thắng đó, cái giá phải trả có thể rất khủng khiếp.

Hệ quả của cuộc chiến tranh Mỹ - Triều Tiên

Trong trường hợp xấu nhất, xung đột vũ trang giữa quân đội Mỹ và Triều Tiên xảy ra. Rõ ràng phần thắng nghiêng về phía Mỹ, nhưng kéo theo đó là sinh mạng của hàng trăm ngàn người, chủ yếu ở Hàn Quốc, nơi sinh sống của hàng triệu người vô tội và gần 30.000 binh sĩ quân đội Mỹ đang đóng quân, các nhà phân tích nhận định.

Điều này đã được ông Trump lường trước. “Nếu có chiến tranh, nó sẽ diễn ra ở Triều Tiên. Nếu có hàng ngàn người thiệt mạng, họ sẽ chết ở đó (chỉ Bán đảo Triều Tiên), không phải ở đây (Mỹ) và Tổng thống nói với tôi rằng, tôi phải đối mặt với sự thật đó”, ông Graham nói trên đài NBC.

Cụ thể, Việc Mỹ tấn công Triều Tiên có thể khiến nước này “dồn” thù hận sang Hàn Quốc bằng các cuộc không kích gây ra thương vong nghiêm trọng.

Nguy hiểm hơn, những đợt tấn công của Mỹ vào các điểm phóng tên lửa hoặc các căn cứ quân sự của Triều Tiên cũng mang đến nguy cơ khủng khiếp, nếu tình báo Mỹ nắm rõ sức mạnh quân sự thật sự của Bình Nhưỡng: nhiều khả năng sẽ dẫn đến một vụ thử tên lửa hoặc hỏa lực hạt nhân tiềm năng.

Theo CNN, đây cũng là vấn đề khiến Mỹ rất quan ngại, đặc biệt khi Triều Tiên chuyển sang sử dụng tên lửa đạn đạo.

Một quan chức Mỹ cho biết, Triều Tiên ngày càng tiến bộ trong khả năng giấu diếm các hành động của họ trước Mỹ. Giả thiết đặt ra, quân đội Triều Tiên có thể nhanh chóng đưa tên lửa ra khỏi hầm trú ẩn dưới mặt đất và khai hỏa, khiến vệ tinh của Mỹ sẽ có ít hoặc không có thời gian quan sát…

Hơn thế, các chuyên gia nhận định, cuộc chiến với Triều Tiên sẽ giúp Mỹ mở rộng giá trị và tầm ảnh hưởng trên Bán đảo Triều Tiên, nhưng lại sẽ lan sang Trung Quốc và toàn châu Á, để lại những hậu quả khó lường trước.

Lựa chọn khác?

Tăng cường sự hiện diện quân sự trên Bán đảo Triều Tiên thông qua các chương trình vũ trang là một lựa chọn khác của chính quyền Donald Trump. Thế nhưng, cho đến nay, biện pháp này bộc lộ ít hiệu quả trong việc ngăn chặn tham vọng hạt nhân của Bình Nhưỡng.

Đề xuất tạo sức ép để thay đổi chế độ ở Triều Tiên cũng chỉ làm gia tăng căng thẳng.

Trong tháng 7, Giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) Mike Pompeo, thay đổi chế độ cũng là một phương án có thể cân nhắc. Ông này nhận định, điều nguy hiểm nhất về vũ khí là người nắm giữ chúng.

Nhưng ông Pompeo cũng phải thừa nhận, phương án này tồn tại những rủi ro, cụ thể như chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo?

Quan trọng hơn, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson hôm thứ Ba (1/8) đã phủ nhận ý tưởng này. Ông khẳng định, Mỹ sẽ có các hành động đối phó chương trình tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên, nhưng không hề có ý định thay đổi chế độ ở nước này.

Các dấu hiệu hiện nay cho thấy, Mỹ vẫn hy vọng đạt được một giải pháp ngoại giao và chỉ sử dụng quân đội khi Triều Tiên thực sự gây ra mối đe dọa đáng kể.

Chính quyền Trump dường như đang hướng đến tận dụng các cường quốc khác, thay vì tấn công trực tiếp, với hy vọng mang Bình Nhưỡng trở lại bàn đàm phán. Dù vậy, trước tốc độ gia tăng các vụ thử tên lửa có khả năng tấn công Mỹ, Trump và các nhà lãnh đạo quân đội đang xem xét cách tiếp cận mạnh mẽ hơn.

Theo Tiền Phong
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.