Nga chỉ trích Mỹ tái áp đặt lệnh trừng phạt Iran

Nga 'thất vọng sâu sắc' về việc Mỹ tái áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Iran.


Nga chỉ trích Mỹ tái áp đặt lệnh trừng phạt Iran

Bộ Ngoại giao Nga đã ra tuyên bố trên ngày 7/8 sau khi sáng cùng ngày (theo giờ Việt Nam), chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tái áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với nước CH Hồi giáo.

Cụ thể, nhóm các biện pháp trừng phạt đầu tiên được áp đặt trở lại vào ngày 7/8 là nhằm vào các giao dịch mua USD, vàng và các kim loại quý, cùng một số ngành công nghiệp chủ chốt như than, nhôm, thép và phần mềm sử dụng trong công nghiệp của Iran.

Từ ngày 5/11, Mỹ dự kiến áp đặt gói biện pháp trừng phạt thứ hai nhằm vào các lĩnh vực cảng biển, năng lượng, vận tải biển và đóng tàu, các giao dịch dầu mỏ và các thỏa thuận kinh doanh giữa các thể chế tài chính nước ngoài với Ngân hàng Trung ương Iran.

Trong một diễn biến liên quan, Nhật Bản có kế hoạch tổ chức thêm các cuộc đàm phán với Mỹ để được miễn các lệnh trừng phạt tái áp đặt nhằm vào Iran và các đối tác thương mại của quốc gia Trung Đông này.

Chú thích ảnh
Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản Hiroshige Seko (phải) tại một phiên họp ở Tokyo ngày 25/10/2016. Ảnh: Kyodo/TTXVN

Phát biểu với báo giới ngày 7/8, Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản Hiroshige Seko cho biết Nhật Bản sẽ phân tích kỹ lưỡng tình hình và kiên trì đàm phán với Mỹ để tránh các tác động tiêu cực đối với các hoạt động giao thương của Nhật Bản.

Ông Seko nêu rõ Tokyo sẽ tiếp tục đàm phán với Washington về một sự miễn trừ, theo đó cho phép Nhật Bản mua dầu của Iran.

Nhật Bản đang cắt giảm lượng dầu thô nhập khẩu từ Iran trong bối cảnh quan hệ giữa Tehran và Washington leo thang căng thẳng, nhưng an ninh năng lượng của nước này vẫn phụ thuộc nhiều vào dầu mỏ Iran.

Trong các đợt trừng phạt chống Iran trước đây, Nhật Bản cùng Hàn Quốc đã nhận được những sự miễn trừ, cho phép các nước này tránh những hạn chế và mua một lượng hạn chế dầu mỏ Iran.

Sau khi Mỹ tuyên bố áp đặt trở lại các biện pháp trừng phạt Iran, hãng sản xuất ô tô Daimler của Đức thông báo sẽ ngừng các hoạt động kinh doanh tại Iran.

Tuyên bố của người phát ngôn của Daimler cho biết hiện hãng này đã đình chỉ một số hoạt động ở Iran để phù hợp với các biện pháp trừng phạt được áp dụng. Daimler cũng sẽ theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình, đặc biệt liên quan tới tương lai của thỏa thuận hạt nhân Iran.

Động thái bất ngờ của Daimler được đưa ra trong bối cảnh hãng này đang chủ trương mở rộng hoạt động tại Iran. Năm 2016, Dailmer đã đạt được thỏa thuận liên doanh với 2 công ty ở Iran để sản xuất và bán dòng xe tải Mercedes tại Iran.

Thỏa thuận này đánh dấu bước đi lớn đầu tiên của hãng xe hơi Đức trở lại thị trường Iran sau nhiều năm nước CH Hồi giáo phải hứng chịu các biện pháp trừng phạt liên quan tới chương trình hạt nhân tham vọng của nước này.

Theo TTXVN/Báo Tin tức

Theo TTXVN
Thí sinh tại điểm thi Trường THPT Đoàn Kết, quận Hai Bà Trưng. Ảnh tư liệu: Hoàng Hiếu/TTXVN
Học sinh Hà Nội mong phương án tuyển sinh lớp 10 sớm được công bố
(Ngày Nay) - Năm học 2024 - 2025 đã đi qua gần hết học kỳ 1, song các nhà trường, học sinh lớp 9 và phụ huynh trên cả nước vẫn chưa biết phương án tuyển sinh lớp 10 năm học tới. Cùng với các địa phương, thành phố Hà Nội chưa thể “chốt” được phương án tuyển sinh lớp 10 vì còn chờ Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố quy chế tuyển sinh.
Dự án Khu nhà ở cao cấp Vạn Thuận – Tây Thăng Long (phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) do Công ty TNHH Xuân Trường Hoành Bồ làm chủ đầu tư.
Hà Nội: Sau đấu giá, quy hoạch nhà ở cao tầng được điều chỉnh về thấp tầng
(Ngày Nay) - Ô đất TT-07 (tên cũ là CT–04, nằm tại phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) trước đây từng được quy hoạch để thực hiện dự án nhà ở chung cư cao tầng. Tuy nhiên, sau khi kết quả trúng đấu giá được phê duyệt, ô đất này bất ngờ được thay đổi quy hoạch thành đất ở thấp tầng, để thực hiện dự án Khu nhà ở cao cấp Vạn Thuận – Tây Thăng Long.