Nguồn tiền giúp Taliban lớn mạnh đến từ đâu?

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Trong thời gian 15 năm tham chiến tại Afghanistan, Mỹ đã chi hơn 8 tỷ USD để ngăn chặn hoạt động buôn bán thuốc phiện và heroin nhằm thu lợi nhuận của lực lượng Taliban, từ việc diệt trừ cây thuốc phiện đến các cuộc không kích, đột kích vào khu vực phòng thí nghiệm điều chế.  Nhưng sau cùng, chiến lược đó đã thất bại.
Nông dân Afghanistan làm việc trên cánh đồng anh túc ở tỉnh Nangarhar, Afghanistan. Ảnh: Reuters
Nông dân Afghanistan làm việc trên cánh đồng anh túc ở tỉnh Nangarhar, Afghanistan. Ảnh: Reuters

Theo nhận định từ các quan chức và chuyên gia của Mỹ và Liên Hợp Quốc (LHQ), Afghanistan được dự báo vẫn sẽ là điểm nóng của hoạt động buôn bán thuốc phiện bất hợp pháp lớn nhất thế giới khi mà Taliban đang nắm quyền trở lại ở Kabul và không còn sự hiện diện quân sự của Mỹ tại quốc gia phía nam Trung Á.

Sự tàn phá trên diện rộng của chiến tranh đã khiến hàng triệu người dân Afghanistan phải rời bỏ quê hương trong suốt hai thập kỷ qua. Tình hình dường như đang trở nên tồi tệ hơn khi Mỹ triển khai tiến trình rút quân khỏi Afghanistan.

Quốc gia này hiện đang gặp phải một cuộc khủng hoảng kinh tế và nhân đạo khi bị cắt các khoản viện trợ từ nước ngoài, buộc nhiều người dân Afghanistan nghèo khổ phải phụ thuộc vào việc buôn bán ma tuý để tồn tại.

Tình hình tại Afghanistan được dự báo sẽ còn gặp nhiều bất ổn khi lực lượng Taliban, các nhóm vũ trang, các nhà lãnh tụ đứng đầu các lực lượng dân quân và các quan chức tham nhũng tranh giành địa bàn, quyền lực và lợi nhuận từ việc buôn bán ma túy.

Một số quan chức của Mỹ và LHQ đã bày tỏ lo ngại rằng việc Afghanistan rơi vào hỗn loạn đang tạo điều kiện cho việc sản xuất thuốc phiện bất hợp pháp diễn ra mạnh mẽ hơn, hoạt động vốn được xem là mang lại rất nhiều lợi ích tiềm năng cho Taliban.

"Taliban coi việc buôn bán thuốc phiện ở Afghanistan là một trong những nguồn thu chính của họ. Việc triển khai hoạt động ở quy mô lớn sẽ giúp sản xuất thuốc phiện với giá rẻ hơn và hấp dẫn hơn, do đó khả năng tiếp cận và thu lợi cũng sẽ lớn hơn", ông Cesar Gudes, Trưởng Văn phòng LHQ về chống Ma túy và Tội phạm (UNODC) tại Kabul, nhận định.

Theo vị chuyên gia, đây là thời điểm tốt nhất mà các nhóm hoạt động buôn bán ma tuý trái phép sẽ nổi lên mạnh mẽ nhằm định vị và chiếm lĩnh địa bàn.

Nguồn tiền giúp Taliban lớn mạnh đến từ đâu? ảnh 1

Thuốc phiện đem lại nguồn thu lớn cho người nông dân Afghanistan. Ảnh: Reuters

Trước đó, Taliban đã từng tuyên bố cấm trồng cây thuốc phiện tại Afghanistan vào năm 2000 với mong muốn có được sự công nhận từ cộng đồng quốc tế, nhưng vấp phải phản ứng dữ dội trong nội bộ phong trào và đã thay đổi lập trường sau đó.

Các chuyên gia cũng chỉ ra rằng, dù những mối đe dọa từ hoạt động kinh doanh ma túy bất hợp pháp tại Afghanistan vẫn luôn hiện hữu, bởi theo ước tính của UNODC – quốc gia này chiếm hơn 80% nguồn cung cấp thuốc phiện và heroin trên toàn cầu, nhưng Mỹ và các quốc gia khác cũng hiếm khi đề cập và nêu lên hướng giải quyết cho vấn này.

“Chúng tôi đã không can thiệp và điều này vô hình chung đã cho phép Taliban trở thành tổ chức khủng bố độc lập tài chính lớn nhất trên thế giới”, một quan chức người Mỹ cho biết. "Mỹ và các đối tác quốc tế đã rút quân và không ngăn chặn việc trồng cây thuốc phiện tại Afghanistan, khiến cho giờ đây những gì chúng ta thấy là hoạt động buôn bán thuốc phiện sẽ bùng nổ tại quốc gia này”.

Sản lượng cây thuốc phiện tăng vọt

Nông dân Afghanistan cân nhắc rất nhiều yếu tố để quyết định số lượng cây thuốc phiện sẽ trồng là bao nhiêu. Các yếu tố này phụ thuộc vào dự báo lượng mưa hàng năm, giá lúa mì, loại cây thay thế chính cho cây thuốc phiện, và giá thuốc phiện, heroin trên thị trường.

Tuy nhiên, ngay cả trong thời kỳ hạn hán, khi giá lúa mì tăng vọt, người nông dân Afghanistan vẫn trồng cây thuốc phiện và chiết xuất nhựa cây để tinh chế thành morphin và heroin.

Theo UNODC, trong vòng 4 năm qua tỷ lệ sản xuất thuốc phiện ở Afghanistan đăng tăng cao lên con số kỷ lục. Theo một báo cáo được công bố vào tháng 5/2021, ngay cả trong thời điểm đại dịch COVID-19 bùng phát, sản lượng cây thuốc phiện ở quốc gia này vẫn tăng 37% so với năm 2020.

“Ma tuý là ngành công nghiệp lớn nhất của quốc gia này, trừ chiến tranh", Barnett Rubin, cựu cố vấn Bộ Ngoại giao Mỹ về Afghanistan, cho biết.

UNODC báo cáo rằng sản lượng thuốc phiện cao nhất mọi thời đại được ghi nhận là 9.900 tấn vào năm 2017, trị giá khoảng 1,4 tỷ USD, tương đương 7% GDP của Afghanistan.

Khi tính đến giá trị xuất khẩu ma túy và tiêu thụ nội địa, bao gồm tiền nhập khẩu nguyên vật liệu hoá học, UNODC ước tính hoạt động buôn bán thuốc phiện bất hợp pháp của Afghanistan có giá trị lên tới 6,6 tỷ USD trong năm 2017.

LHQ và chính phủ Mỹ cho rằng Taliban đã tham gia vào tất cả các hoạt động sản xuất ma túy, từ trồng cây thuốc phiện, chiết xuất, buôn bán, thu "thuế" những người trồng cho đến thu phí những chuyến hàng buôn lậu ma tuý đến châu Phi, châu Âu, Canada, Nga, Trung Đông và các khu vực khác của châu Á.

Nguồn tiền giúp Taliban lớn mạnh đến từ đâu? ảnh 2

Ma túy được sản xuất tại Afghanistan được tuồn vào Iran. Ảnh: Reuters

Các quan chức LHQ cho biết rằng Taliban có thể kiếm được hơn 400 triệu USD trong giai đoạn 2018-2019 nhờ vào hoạt động buôn bán ma túy. Theo một báo cáo của Tổng Thanh tra Đặc biệt của Mỹ về Afghanistan (SIGAR) vào tháng 5/202, ước tính khoảng 60% nguồn tài chính hàng năm của nhóm này đến từ việc buôn bán ma tuý bất hợp pháp.

Theo ông David Mansfield – nhà nghiên cứu về hoạt động buôn bán ma túy bất hợp pháp, số tiền lớn nhất mà Taliban từng kiếm được từ việc buôn bán ma tuý bất hợp pháp là khoảng 40 triệu USD/năm, chủ yếu là các khoản thu từ hoạt động sản xuất thuốc phiện, thí nghiệm sản xuất heroin và vận chuyển ma túy.

Theo một báo cáo của SIGAR được công bố vào năm 2018, trong khoảng thời gian 2002-2017, chính quyền Washington đã chi khoảng 8,6 tỷ USD để ngăn chặn hoạt động buôn bán ma túy tại Afghanistan nhằm cắt đứt nguồn tiền chính của lực lượng Taliban.

Ngoài diệt trừ cây thuốc phiện, Mỹ và các đồng minh còn tiến hành các cuộc đột kích nhằm phá bỏ các cây trồng thay thế, không kích các phòng thí nghiệm heroin, và nhiều biện pháp khác.

“Tuy nhiên, những nỗ lực đó không thực sự mang lại hiệu quả", Tướng Joseph Votel, cựu chỉ huy Bộ Tư lệnh Trung tâm Mỹ giai đoạn 2016-2019, nhận định.

Theo giới chuyên gia, việc tấn công vào hoạt động sản xuất thuốc phiện của Mỹ và quân đồng minh đã khơi mào cho các cuộc nổi dậy chống chính phủ ở Kabul, khiến nhiều người quay sang ủng hộ Taliban, trong đó bao gồm cả những nông dân và người lao động phụ thuộc vào việc sản xuất ma tuý để nuôi sống gia đình.

Nguồn tiền giúp Taliban lớn mạnh đến từ đâu? ảnh 3

Việc duy trì sản xuất thuốc phiện giúp Taliban nhận được sự ủng hộ của người dân tại các vùng nông thôn. Ảnh: Reuters

Học giả Vanda Felbab-Brown của Viện Brookings cho biết, Taliban đã rút kinh nghiệm và có được bài học từ lệnh cấm trồng cây thuốc phiện vào năm 2000.

Dù đã tác động khiến sản lượng trồng cây thuốc phiện sụt giảm đáng kể, nhưng lệnh cấm đã gây ra "một cơn bão chính trị lớn phản đối Taliban, và đó cũng là một nguyên nhân tại sao xuất hiện rất nhiều những cuộc đào tẩu kể từ sau khi Mỹ tiến hành cuộc chiến tại Afghanistan", bà Vanda cho biết.

Vì vậy, nhiều khả năng Taliban sẽ không cấm trồng cây thuốc phiện nếu lực lượng này giành lại quyền lực.

“Một chính phủ trong tương lai sẽ cần hết sức thận trọng để tránh xa rời khu vực bầu cử ở vùng nông thôn, và kích động sự phản kháng”, nhà nghiên cứu Mansfield khẳng định.

Theo Reuters
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.