Nhật Bản thúc giục người trẻ đi tiêm vaccine

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Các chuyên gia y tế ở Nhật Bản đã cảnh báo làn sóng lây nhiễm COVID-19 có thể khiến các bệnh viện rơi vào tình trạng căng thẳng nghiêm trọng trừ khi những người trẻ ngừng ra ngoài vào ban đêm và đi tiêm phòng.
Nhật Bản thúc giục người trẻ đi tiêm vaccine

Gần một tuần Thế vận hội mùa hè khởi tranh tại Tokyo, thủ đô của Nhật Bản đã ghi nhận hàng loạt kỷ lục về số ca mắc COVID-19 trong ngày. Hôm thứ Năm, thành phố này đã ghi nhận 3.865 mắc mới, tuần này cũng là lần đầu Nhật Bản ghi nhận hơn 3.000 ca mắc mỗi ngày kể từ khi đại dịch bùng phát.

Trên khắp Nhật Bản, đã có hơn 892.000 ca mắc và hơn 15.000 trường hợp tử vong. Các tỉnh giáp ranh với Tokyo đang sẵn sàng áp đặt các biện pháp chống dịch cứng rắn hơn nhằm ngăn chặn đà làn sóng lây nhiễm.

Tình hình dịch bệnh ngày càng trở nên nghiêm trọng, khi người dân Tokyo và các thành phố khác đã phớt lờ quy định phòng dịch, đặc biệt là giới trẻ, những người chưa được tiêm chủng và thường có thói quen đi chơi tối.

Bộ trưởng vaccine Nhật Bản Kono Taro cho rằng tốc độ tiêm chủng của Nhật Bản - khoảng 1 triệu liều/ngày, hiện không quan trọng bằng việc thuyết phục những người trẻ đi tiêm.

“Ngay cả khi tốc độ tiêm chủng có chậm lại một chút, điều đó vẫn ổn. Thay vào đó, chúng ta cần tác động lên những người trẻ tuổi hơn để họ cảm thấy cần thiết phải tiêm chủng”, ông Kono tuyên bố.

Tính đến thứ Tư, 26,3% dân số Nhật Bản đã được tiêm chủng đầy đủ, nhưng tỷ lệ này tăng lên 70% - tương đương 24,8 triệu người - trong số những người từ 65 tuổi trở lên.

Kinh nghiệm của chính quyền Tokyo cho thấy rằng các tình trạng khẩn cấp lặp đi lặp lại nhằm hạn chế các hoạt động giao tiếp xã hội, đặc biệt là vào buổi tối, không còn phát huy tác dụng.

Thành phố đã phải ban hành các biện pháp cứng rắn hơn kể từ ngày 12/7 và các biện pháp này sẽ không được dỡ bỏ cho đến ngày 22/8, vài tuần sau khi Thế vận hội kết thúc.

Tình trạng bùng phát mạnh các ca mắc COVID-19 sẽ khiến dư luận Nhật Bản chỉ trích việc tổ chức Thế vận hội Tokyo 2020. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng nào cho thấy sự có mặt của các đoàn thể thao nước ngoài là nguyên nhân phát tán mầm bệnh ra cộng đồng.

Nhưng bầu không khí vui vẻ do Thế vận hội tạo ra, kết hợp với thời tiết nóng ẩm của mùa hè, đang thúc giục người dân ra khỏi nhà nhiều hơn.

Ông Omi Shigeru - cố vấn y tế cấp cao của chính phủ, cho biết các nhà chức trách cần phải gửi đi một “thông điệp rõ ràng hơn, mạnh mẽ hơn” đến mọi người ý thức về hành vi của họ.

"Cuộc khủng hoảng lớn nhất là khi cộng đồng không có chung cảm giác lo lắng về dịch bệnh", ông Omi chỉ ra.

Theo The Guardian
Việc đánh đập trẻ em khiến sức khỏe tinh thần bị ảnh hưởng, học hành sa sút và tăng cao tỷ lệ bạo lực và lạm dụng. Ảnh: Getty Images
Anh quốc: Kêu gọi cấm phụ huynh đánh con
(Ngày Nay) - Các chuyên gia y tế kêu gọi chính phủ Vương quốc Anh (Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, bao gồm nước Anh, Xứ Wales, Scotland và Bắc Ireland) đã ban hành lệnh cấm hoàn toàn hình phạt thể xác đối với trẻ em vì cho rằng việc này có hại cho sức khỏe tinh thần và thể chất của trẻ.
Vị trí đắc địa mang tới cảnh quan, sinh thái, môi trường sống vượt trội cho phân khu Quý Tộc
Phân khu Quý Tộc - BĐS “chữa lành” với vị trí sang quý bậc nhất Thành phố Đảo Hoàng Gia
(Ngày Nay) - Vừa ra mắt thị trường, phân khu Quý Tộc (Vinhomes Royal Island) đã được nhiều khách hàng và nhà đầu tư đánh giá là lựa chọn lý tưởng cho nhu cầu sống thụ hưởng đỉnh cao, cũng là sản phẩm giàu tiềm năng nhờ sở hữu vị trí sang quý bậc nhất trong lòng Thành phố Đảo Hoàng Gia.
Hai bộ xương cá Voi có chiều dài trên 22m và 18m được phục dựng phục vụ du khách tham quan ở huyện đảo Lý Sơn.
Ngọc cốt cá Voi lớn nhất Việt Nam ở đảo Lý Sơn hấp dẫn du khách
(Ngày Nay) - Ngư dân vùng biển Việt Nam nói chung, huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) nói riêng có văn hóa tín ngưỡng thờ cúng cá Ông (tức cá Voi) nhằm cảm tạ và cầu mong cho người dân huyện đảo bình an trước sóng gió trùng khơi, khai thác được nhiều sản vật từ biển. Cũng vì vậy mà ở đảo Lý Sơn đang có hàng chục lăng mộ thờ cá Ông.