Những điểm nhấn trong cuộc tranh luận Trump-Biden

(Ngày Nay) - Điều đọng lại sau 90 phút của cuộc tranh luận đầu tiên giữa hai ứng viên Tổng thống Mỹ đó là những lời châm chọc của cả hai và những lần ngắt lời đối thủ của ông Trump.
Những điểm nhấn trong cuộc tranh luận Trump-Biden

Suốt thời gian của phiên tranh luận, Tổng thống Donald Trump đã cố gắng chọc ngoáy ứng viên Biden, tuyên bố rằng đảng Dân chủ đang cố gắng "đánh cắp" cuộc bầu cử tổng thống tháng 11 và từ chối lên án các nhóm cực đoan da trắng khi được yêu cầu làm như vậy.

Trong khi đó, điều hành Chris Wallace lại bị coi là "người vô hình" khi không thể kiểm soát cuộc tranh luận, với việc Tổng thống Trump liên tục xen ngang vào lời của ông Biden. Suốt buổi ghi hình, cả hai không tiếc "ném" về phía nhau những lời chỉ trích cá nhân nhằm khiến đối thủ khó chịu, theo ghi nhận của Reuters.

Có thời điểm, ông Joe Biden tỏ ra bực tức khi liên tục bị đối phương ngắt lời: “Ông có im lặng đi không?" và cho rằng cách hành xử của ông Trump không ra dáng một vị Tổng thống.

Những điểm nhấn trong cuộc tranh luận Trump-Biden ảnh 1

Ứng viên đảng Dân chủ Joe Biden gọi Tổng thống Donald Trump là "kẻ dối trá".

Người điều hành Chris Wallace đã phải liên tục nhắc ông Trump ngừng "chiến thuật" ngắt lời đối phương khi đang phát biểu.

“Tôi nghĩ rằng đất nước sẽ được phục vụ tốt hơn nếu chúng ta cho phép cả hai người nói chuyện với nhau một cách ít bị gián đoạn hơn. Tôi đang kêu gọi ngài, thưa ngài, hãy làm điều đó", ông Wallace nhắm vào Tổng thống Trump.

Đối với đương kim Tổng thống Donald Trump, cuộc tranh luận ngày hôm nay sẽ là số ít cơ hội để ông "lật ngược thế cờ" sau khi các kết quả dự đoán đều chỉ ra thất bại của ứng viên đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử vào tháng 11 tới. Hiện các cử tri tỏ ra không hài lòng với nhà lãnh đạo 74 tuổi về cách ông xử lý đại dịch COVID-19 và bất ổn xã hội.

Trong khi đó ứng viên Joe Biden (77 tuổi), vẫn bỏ xa Trump trong các cuộc thăm dò dư luận, mặc dù các cuộc khảo sát ở những bang chiến trường lại cho thấy kết quả suýt soát. 

Khi được hỏi liệu có sẵn sàng lên án những người theo chủ nghĩa thượng đẳng da trắng hay không, ông Trump ban đầu cho biết sẵn sàng làm bất cứ điều gì vì hòa bình nhưng sau đó chỉ ra phần lớn bạo lực là từ phe cánh tả.

“Đây không phải là vấn đề của cánh hữu. Đó là việc của cánh tả", Tổng thống Mỹ nói.

Những điểm nhấn trong cuộc tranh luận Trump-Biden ảnh 2

Tổng thống Donald Trump sử dụng chiến thuật ngắt lời để khiến đối thủ khó chịu. 

Ông Biden im lặng khi Trump cho rằng ông là công cụ của phe “cánh tả cấp tiến” và một nhân vật yếu ớt, người chống lại “luật pháp và trật tự”. Ông liên tục thúc ép Biden nêu tên bất kỳ công đoàn cảnh sát nào ủng hộ mình và cho rằng đảng Dân chủ chỉ muốn giải tán lực lượng cảnh sát.

Chuyển sang chủ đề đại dịch, ông Biden đã chỉ trích gay gắt chính quyền Trump khi để hơn 200.000 người Mỹ chết vì COVID-19, cáo buộc Tổng thống chỉ tập trung vào nền kinh tế thay vì cứu mạng người dân.

"Ông ấy hoảng sợ hoặc chỉ nhìn vào thị trường chứng khoán", ông Biden chỉ ra. "Rất nhiều người đã chết và nhiều người nữa sẽ chết trừ khi ông ta trở nên thông minh hơn".

Trong khi đó, Tổng thống Trump phản bác lại: "200.000 người chết? Số người chết sẽ lên tới hàng triệu người nếu Biden lên nắm quyền".

Cũng trong cuộc tranh luận, ông Trump đã tiếp tục nhắc tới Hunter Biden, con trai của Joe Biden và những bê bối của gia đình đối thủ trong các phi vụ làm ăn tại Ukraine.

“Đây không phải là lúc nói về gia đình tôi hay gia đình ông ấy”, ứng viên Biden nói khi nhìn thẳng vào máy quay. Tổng thống Trump sau đó ngắt lời: "Đây chính là lúc nói về gia đình ông".

Trong một cuộc trao đổi sau đó, Trump tiếp tục ngắt lời Biden khi vị ứng viên đang nhắc tới, Beau Biden, một người con trai khác từng tham chiến tại Iraq và đã chết vì bệnh ung thư vào năm 2015. Ông Biden cũng nhắc lại nội dung một bài báo gần đây rằng Trump đã gọi các thành viên của quân đội là “những kẻ thất bại” và “những kẻ tồi tệ”.

"Tôi không biết Beau, tôi chỉ biết Hunter", hãng thông tấn AP trích lời Tổng thống Trump.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.