Những lý do cản bước Biden trong cuộc đua vào Nhà Trắng dù liên tục dẫn trước Trump

Có nhiều lý do khiến việc ứng viên đảng Dân chủ dẫn trước Tổng thống Trump trong các cuộc thăm dò không đảm bảo ông Biden sẽ chiến thắng trong cuộc đua vào Nhà Trắng.

Ông Trump đã trải qua một nhiệm kỳ tổng thống đầy biến động khi phải đối mặt với việc luận tội, đại dịch Covid-19, suy thoái kinh tế và có một điều không đổi là ông Biden vẫn dẫn trước đương kim Tổng thống. Vào tháng 10/2019, cuộc thăm dò của NBC/Wall Street Journal cho thấy, ông Biden dẫn trước 9 điểm với 50% cử tri ủng hộ so với 41% của ông Trump. Chỉ vài ngày trước, cuộc thăm dò của NBC/WSJ công bố hôm 20/9 cho thấy, ông Biden dẫn trước Tổng thống đương 8 điểm (51% so với 43%).

Những lý do cản bước Biden trong cuộc đua vào Nhà Trắng dù liên tục dẫn trước Trump ảnh 1

Ứng viên đảng Dân chủ Joe Biden. - Ảnh: New York Times 

Robert Griffin, Giám đốc nghiên cứu tại Nhóm nghiên cứu cử tri dân chủ phi đảng phái đã cung cấp dữ liệu cho The Times về các xu hướng ở vùng ngoại ô cho thấy, có sự thay đổi rất nhỏ từ tháng 1/2019 đến tháng 9/2020. Ông Biden vẫn giành được lợi thế trước ông Trump khi dẫn trước từ 9,7 – 12 điểm.

“Tôi không thấy bất kỳ thay đổi đáng kể nào kể từ tháng 1/2019”, Griffin cho biết.

Những yếu tố dưới đây sẽ cho thấy vậy tại sao chúng ta vẫn phải nghi ngờ về kết quả cuối cùng của cuộc bầu cử vào ngày 3/11.

Sự ủng hộ từ cử tri da trắng

Đầu tiên, nền tảng cử tri của ông Trump, những người da trắng không có bằng đại học đang ủng hộ Tổng thống đương nhiệm rất nhiệt tình và cam kết sẽ bỏ phiếu cho ông trong cuộc bầu cử vào tháng 11 tới. Lượng cử tri này nhiều hơn số cử tri quan trọng của đảng Dân chủ.

Một chiến lược gia của đảng Dân chủ đã phân tích tác động của các xu hướng đăng ký bầu cử của cử tri gần đây.

Tại bang Michigan, Pennsylvania và Wisconsin, tỷ lệ cử tri đăng ký bầu cử tăng 6 điểm cho đến hết tháng 8/2020 so với cùng thời điểm vào năm 2016. Tuy nhiên, tỷ lệ đăng ký bầu cử của cử tri ủng hộ đảng Dân chủ đã giảm 38%.

Ngoài ra, chiến lược gia nêu trên cho biết, tỷ lệ đăng ký bầu cử ở nhóm cử tri da trắng không có bằng đại học tăng 46% trong khi con số này ở người da màu chỉ tăng 4%.

Tỷ lệ này rõ ràng hơn ở bang Pennsylvania và Wisconsin hơn là tại Michigan. Theo chiến lược gia, tỷ lệ đăng ký bầu cử tăng lên ở những người da trắng không học đại học sẽ có tác động không đáng kể đến tổng số phiếu bầu của mỗi tiểu bang, nhưng nó sẽ phản ánh sự quan tâm tới ứng viên của những cử tri này ở các bang đó.

Chiến lược gia này cho rằng, ngay cả khi tỷ lệ cử tri da trắng không học đại học tăng ở mức cao nhất, điều đó sẽ không xóa bỏ vị trí dẫn đầu tại các cuộc thăm dò hiện tại của Biden nhưng nó làm cho cuộc đua vào Nhà Trắng trở nên gay cấn hơn.

Tỷ lệ ủng hộ từ người Mỹ Latin giảm

Thứ hai, người Mỹ gốc Latin là những cử tri đóng vai trò quan trọng đối với kết quả bầu cử tại các bang chiến địa như Arizona và Florida, đã ủng hộ ông Biden ít hơn so với các ứng viên đảng Dân chủ trước đây. Nhiều cử tri gốc Tây Ban Nha dường như phản đối bất kỳ chiến dịch tranh cử nào cho rằng họ là “người da màu”.

Trong khi đó, nhóm cử tri gốc Tây Ban Nha đang phát triển ổn định. Theo các cuộc thăm dò gần đây từ Quinnipiac và Monmouth, 38% cử tri gốc Tây Ban Nha đã đăng ký bầu cử ở 10 bang chiến địa. Cho đến nay, nhóm lớn người Latin này dường như nhận thấy rất ít lý do để chọn ông Biden thay vì Tổng thống Trump.

Người Mỹ gốc Latin là một bộ phận dân cư chính ở một số bang chiến địa quan trọng như Texas chiếm 38,7%, Nevada 29,2%, Arizona 31,7%, Bắc Carolina 9,8% và Georgia 9,9%. Đây là các tiểu bang mà lá phiếu của cử tri có vai trò quan trọng đối với kết quả cuộc bầu cử.

Những lý do cản bước Biden trong cuộc đua vào Nhà Trắng dù liên tục dẫn trước Trump ảnh 2

Nhóm lớn người Mỹ gốc Latin nhận thấy rất ít lý do để chọn ông Biden thay vì Tổng thống Trump. - Ảnh: New York Times 

Tỷ lệ bỏ phiếu vắng mặt dành cho Biden cao hơn Trump

Tiếp theo, tỷ lệ bỏ phiếu vắng mặt các cử tri ủng hộ đảng Dân chủ cao hơn so với cử tri ủng hộ đảng Cộng hòa. Điều này khiến lá phiếu của đảng Dân chủ có nguy cơ bị từ chối cao hơn – một kịch bản phổ biến đối với các cuộc bỏ phiếu qua thư so với việc bỏ phiếu trực tiếp.

Khác với các cuộc bầu cử trước đây, một số phiếu bầu vào tháng 11 tới sẽ được gửi qua đường bưu điện, một phương thức thường dẫn đến sai sót trong cuộc bầu cử.

Trong cuộc bầu cử sơ bộ năm nay, cả The Washington Post và National Public Radio đều báo cáo rằng, hơn 500.000 phiếu bầu vắng mặt đã bị loại do nhiều phiếu do không đáp ứng được các yêu cầu nghiêm ngặt về chữ ký phù hợp. Đây là con số cao hơn so với những năm trước.

Các lá phiếu bị loại là một vấn đề lớn đối với ông Biden và đảng Dân chủ hơn là đối với Tổng thống Trump và đảng Cộng hòa. Một cuộc thăm dò của WSJ/NBC vào tháng 8 cho thấy, chỉ 11% cử tri ủng hộ ông Trump dự định bỏ phiếu qua đường bưu điện so với 47% cử tri ủng hộ ông Biden.

Theo khảo sát của WSJ/NBC, số người dự định bỏ phiếu vắng mặt ủng hộ ông Biden cao hơn Tổng thống Trump (74% và 20%), trong khi những người dự định bỏ phiếu trực tiếp vào ngày bầu cử ủng hộ ông Trump lại nhiều hơn ông Biden (62% và 30%). Điều này có nghĩa khoảng 2,7 triệu phiếu bầu cho ông Biden có thể không được tính, so với chỉ khoảng 735.000 phiếu của ông Trump.

Tổng thống Trump đang dần thu hẹp cách biệt

Thứ tư, các cuộc khảo sát chung của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa vào đầu tháng 7 cho thấy, cựu Phó Tổng thống dẫn trước đương kim Tổng thống Trump hơn 10 điểm, tuy nhiên sau đó tỷ lệ ủng hộ ông Biden đã giảm 6 điểm. 

Bất chấp những điều trên, ứng viên đảng Dân chủ Biden vẫn giành được ưu thế hơn Tổng thống Trump khi chỉ còn 6 tuần nữa là tới cuộc bầu cử. Không chỉ cựu phó Tổng thống luôn dẫn đầu, mà nhiều cử tri đã chắc chắn với lựa chọn của họ và không có khả năng thay đổi.

Một trong những trở ngại mà ông Trump phải đối mặt là những lời nói gây chia rẽ về chủng tộc mà ông đã dành cho các cử tri trong gần 4 năm ở Nhà Trắng.

Việc ông Trump sử dụng các chủ đề phân biệt chủng tộc và ngăn người nhập cư đã có hiệu quả vào năm 2016, nhưng nhiều cử tri coi ông Trump khi đó là một người tương đối ôn hòa. Điều này khiến thông điệp cứng rắn của ông chủ Nhà Trắng trở nên nhẹ nhàng hơn đối với các cử tri quan trọng.

Vào tháng 7/2019, cuộc thăm dò ý kiến quốc gia của Đại học Quinnipiac cho thấy, chỉ hơn một nửa số cử tri (51%) cho rằng ông Trump là “người phân biệt chủng tộc”, so với 45% có quan điểm ngược lại.

Ngày 18/9, Politico dẫn một cuộc thăm dò ý kiến của Đại học Monmouth cho thấy, ông Biden dẫn trước ông Trump ở các cử tri da đen, Mỹ Latinh và châu Á khi nhận được 67% tỷ lệ ủng hộ, tuy nhiên con số này vẫn thấp hơn tỷ lệ trung bình của đảng Dân chủ đối với cử tri da màu. Vào năm 2016, bà Hillary Clinton nhận được 74% tỷ lệ ủng hộ từ nhóm nhân khẩu học tương tự.

Theo VOV
Bình luận
Tiến tới Đại hội XIV của Đảng: Nhiều ý kiến tâm huyết góp ý vào Dự thảo Báo cáo chính trị
Tiến tới Đại hội XIV của Đảng: Nhiều ý kiến tâm huyết góp ý vào Dự thảo Báo cáo chính trị
(Ngày Nay) -  Ngày 14/4, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hải Dương đã tổ chức hội nghị góp ý kiến xây dựng Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng và Dự thảo Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025.
AI cách mạng hóa ngành dự báo thời tiết
AI cách mạng hóa ngành dự báo thời tiết
(Ngày Nay) - Ngành dự báo thời tiết đã có những bước tiến lớn về độ chính xác nhưng vẫn gặp khó khăn với các dự đoán siêu cục bộ. Tuy nhiên, sự gia tăng của các mô hình thời tiết AI trong những năm gần đây đã giúp các công ty thương mại nhỏ phát triển khả năng đưa ra các dự đoán chuyên biệt, như lượng mưa tại một khu phố cụ thể hay tốc độ gió tác động lên turbine.
Việt Nam - Điểm đến không thể bỏ lỡ trong thiên niên kỷ mới
Việt Nam - Điểm đến không thể bỏ lỡ trong thiên niên kỷ mới
(Ngày Nay) - Triển lãm du lịch và kỳ nghỉ lần thứ 28 của Canada được tổ chức vào cuối tuần qua với sự tham gia tích cực của Đại sứ quán Việt Nam, đại diện các đoàn ngoại giao quốc tế, các công ty lữ hành, hãng hàng không và các nhà điều hành dịch vụ du lịch từ khắp nơi trên thế giới.
Các thành viên Quỹ Nam Phương, các nghệ sĩ Tiêu Minh Phụng, Đỗ Phú Quí, OgeNus và cộng đồng fan chúc mừng Negav đón tuổi mới đầy ý nghĩa
Một sinh nhật, hàng trăm niềm vui: FC Negav cùng Quỹ Nam Phương mang cầu mới về miền Tây
(Ngày Nay) - Ngày 13/04/2025, Lễ Khởi công cầu Khang Thành An – dự án thiện nguyện do cộng đồng người hâm mộ rapper Negav (Đặng Thành An) và Quỹ Nam Phương cùng nhau thực hiện, được tổ chức tại xã Thuận Hòa, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang. Diễn ra nhân dịp sinh nhật Negav, sự kiện lan tỏa trọn vẹn tinh thần “Giving Birthday” – "Cho đi là còn mãi, Cho đi để nhận lại yêu thương"
Ấn Độ ra mắt Khung năng lực AI nhằm chuyển đổi dịch vụ công
Ấn Độ ra mắt Khung năng lực AI nhằm chuyển đổi dịch vụ công
Với hơn 3,1 triệu công chức, Ấn Độ đã thực hiện một bước tiến táo bạo hướng tới quản trị dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI) thông qua việc công bố một khung năng lực toàn diện nhằm nâng cao năng lực AI trong toàn bộ khu vực công. Dựa trên Khung năng lực về AI và chuyển đổi số dành cho công chức do UNESCO ban hành, Ấn Độ đang khẳng định vị thế tiên phong trong việc tích hợp AI vào phát triển năng lực hành chính công trên quy mô lớn, với trọng tâm đặt vào nguyên tắc đạo đức và quyền con người.
Bà Simona-Mirela Miculescu, Chủ tịch khóa họp thứ 42 của Đại hội đồng UNESCO (bên phải).
Tái khẳng định sứ mệnh bền vững của UNESCO: Khơi dậy tinh thần hòa bình thông qua hợp tác trí tuệ
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh thế giới đầy biến động, khi xung đột leo thang và niềm tin vào hợp tác quốc tế bị lung lay, sứ mệnh bền vững của UNESCO - thúc đẩy hòa bình thông qua tình đoàn kết trí tuệ và đạo đức - chưa bao giờ trở nên cấp thiết như hiện nay. Đó là những lời mở đầu trong bài phát biểu của bà Simona-Mirela Miculescu, Chủ tịch khóa họp thứ 42 của Đại hội đồng UNESCO, tại phiên Toàn thể của Khóa họp thứ 221 Hội đồng Chấp hành UNESCO.