Ông Suga toan tính gì từ chuyến công du tới Đông Nam Á?

(Ngày Nay) - Sau khi ổn định tình hình trong nước, tân Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide đã chọn Việt Nam và Indonesia là những điểm đến đầu tiên của mình sau khi lên nắm quyền thay người tiền nhiệm Abe Shinzo.
Ông Suga toan tính gì từ chuyến công du tới Đông Nam Á?

Thủ tướng Suga Yoshihide, người vốn có ít kinh nghiệm ngoại giao, sẽ tiếp bước người tiền nhiệm bằng cách biến hai quốc gia Đông Nam Á, Việt Nam và Indonesia, trở thành điểm đến cho chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông kể từ khi nhậm chức vào tháng 9.

Theo nhận định của các chuyên gia phân tích, nhà lãnh đạo mới của Nhật Bản sẽ đặt mục tiêu tăng cường quan hệ an ninh với khối ASEAN, nhất là trong bối cảnh Trung Quốc đang ngày càng tỏ ra cứng rắn trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ trên biển.

Tuy nhiên ông Suga nhiều khả năng sẽ tránh sa vào các luận điệu chống Bắc Kinh mà phía Washington liên tục sử dụng.

"Tôi nghĩ điều quan trọng là phải cho thế giới thấy chúng tôi chú trọng khu vực Đông Nam Á và chúng tôi quan tâm đến tình hình an ninh, đặc biệt là ở Biển Đông", theo nhà ngoại giao Kunihiko Miyake - cố vấn đặc biệt của ông Suga.

Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Katsunobu Kato cho biết Thủ tướng Suga sẽ tới thăm Việt Nam -quốc gia hiện là chủ tịch ASEAN, trong chuyến công du kéo dài 4 ngày bắt đầu từ Chủ nhật tuần này.

Nhật Bản sẽ phải cân bằng mối quan hệ kinh tế sâu sắc với Trung Quốc trước những lo ngại về an ninh, bao gồm cả việc Bắc Kinh thúc đẩy khẳng định các tuyên bố chủ quyền đối với các đảo tranh chấp trên Biển Hoa Đông.

Ông Scott Harold - phó giám đốc Trung tâm Chính sách Châu Á - Thái Bình Dương của viện nghiên cứu Rand Corporation, cho biết cách tiếp cận hiện tại của Nhật Bản là kiên quyết, bình tĩnh và thúc đẩy các lợi ích của mình mà không yêu cầu các nước khác có quan điểm chống Trung Quốc một cách rõ ràng.

"Tăng cường hợp tác quốc phòng sẽ là điểm mấu chốt trong chuyến đi của ông Suga tới Việt Nam sau chuyến thăm vào tuần trước của 3 tàu Nhật Bản tới quân cảng Cam Ranh", ông Ha Hoang Hop từ Viện ISEAS-Yusof Ishak có trụ sở tại Singapore, nhận định.

Nhật Bản có kế hoạch ký một thỏa thuận với Việt Nam để cho phép Tokyo xuất khẩu thiết bị và công nghệ quốc phòng sang quốc gia Đông Nam Á, tờ Nikkei đưa tin trong tuần này. Một quan chức Nhật Bản cho biết Nhật Bản đang thảo luận về việc tăng cường hợp tác quốc phòng với cả Hà Nội và Jakarta.

Chuyến đi của ông Suga diễn ra sau cuộc họp của "Bộ tứ", một nhóm không chính thức gồm Ấn Độ, Australia, Nhật Bản và Mỹ, mà chính phủ Mỹ coi như một bức tường thành chống Trung Quốc.

Phía Bắc Kinh đã lên án nhóm "Bộ tứ" này là một "NATO thu nhỏ" nhằm kiềm chế Trung Quốc.

Ngoài vấn đề hợp tác quân sự, chuyến thăm của Suga tới Việt Nam và Indonesia cũng đồng thời nhằm đa dạng hóa chuỗi cung ứng và giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc bằng cách đưa chuỗi sản xuất về nước hoặc chuyển trụ sở sang Đông Nam Á.

Từ lâu, Việt Nam là một điểm đến hấp dẫn đối với các công ty Nhật Bản. Đã có 15 doanh nghiệp Nhật Bản tham gia kế hoạch trị giá 23,5 tỷ yên (223,28 triệu USD) của chính quyền Tokyo nhằm đa dạng hóa chuỗi cung ứng ở Đông Nam Á chọn điểm đến đầu tư là Việt Nam, trong khi đó chỉ có 1 công ty chọn Indonesia.

Theo Reuters
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.