Pháp: Biểu tình rầm rộ phản đối tăng tuổi nghỉ hưu

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Thủ tướng Pháp Elisabeth Borne ngày 29/1 khẳng định kế hoạch tăng tuổi nghỉ hưu từ 62 lên 64 của chính phủ nước này là “không thể thương lượng”.
Người dân xuống đường tham gia biểu tình tại Pháp ngày 19/1. Ảnh: Reuters
Người dân xuống đường tham gia biểu tình tại Pháp ngày 19/1. Ảnh: Reuters

Tuyên bố trên càng khiến các đối thủ trong Quốc hội và Công đoàn tức giận, lên kế hoạch cho các cuộc biểu tình và đình công rầm rộ trong tuần này.

Theo hãng tin AP, tăng tuổi hưởng lương hưu là một phần trong dự luật được coi là quyết sách hàng đầu trong nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Emmanuel Macron. Dự luật đang vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ công chúng, khi kể từ đầu tháng 1, hơn 1 triệu người tham gia tuần hành phản đối.

Trong một cuộc phỏng vấn với đài phát thanh France-Info phát sóng ngày 29/1, Thủ tướng Elisabeth Borne cho biết vấn đề tăng độ tuổi nghỉ hưu “không còn thể thương lượng được nữa”.

Nữ lãnh đạo cho biết việc nghỉ hưu ở tuổi 64 và kéo dài số năm cần thiết để được hưởng lương hưu đầy đủ “là thỏa hiệp mà chúng tôi đề xuất sau khi lắng nghe các tổ chức và công đoàn của người sử dụng lao động”.

Một đơn kiến nghị trực tuyến do công đoàn đứng đầu phản đối kế hoạch tăng độ tuổi nghỉ hưu đã chứng kiến ​​​​sự gia tăng số lượng chữ ký mới sau những phát ngôn của Thủ tướng Borne. Theo các quan chức của các công đoàn FO và CFDT, tám công đoàn hàng đầu của Pháp đang thảo luận để đưa ra phản ứng chung đối với những lời tuyên bố của nữ chức trách.

Nghị sĩ Manuel Bompard thuộc France Unbowed đang dẫn đầu cuộc vận động chống lại cải cách của quốc hội kêu gọi số người “lớn nhất có thể” tham gia cuộc đình công sắp tới.

“Chúng ta phải xuống đường vào ngày 31/1”, ông nói trên kênh truyền hình BFM.

Theo lời giải thích của Thủ tướng Borne, chính phủ Pháp nhận thấy việc thay đổi độ tuổi nghỉ hưu là cần thiết để giữ cho hệ thống lương hưu có khả năng thanh toán khi tuổi thọ của Pháp tăng lên và tỷ lệ sinh giảm.

“Mục tiêu của chúng tôi là đảm bảo rằng vào năm 2030, chúng ta có một hệ thống cân bằng về tài chính”, Thủ tướng Borne nhấn mạnh.

Tuy nhiên, thay vì tăng độ tuổi nghỉ hưu, các công đoàn và các đảng cánh tả muốn các công ty lớn hoặc các gia đình giàu có hơn tham gia nhiều hơn để cân bằng ngân sách lương hưu.

Dự luật sẽ được đưa ra Ủy ban Quốc hội vào ngày 30/1, và được đưa ra tranh luận toàn diện tại Quốc hội vào ngày 6/2. Những người phản đối đã đệ trình 7.000 đề xuất sửa đổi, được cho là sẽ làm “nóng” và kéo dài cuộc tranh luận.

TIN LIÊN QUAN
Không có điều kỳ diệu, chỉ có phương pháp phù hợp
Không có điều kỳ diệu, chỉ có phương pháp phù hợp
(Ngày Nay) - Rất nhiều gia đình có con tự kỷ ráo riết đi tìm giáo viên giỏi hay trung tâm đắt tiền… những mong con tiến bộ. Nhưng theo nhiều giáo viên chuyên ngành sư phạm đặc biệt, không có phép màu nào hơn là tìm cho trẻ phương pháp phù hợp để con thấy thoải mái và dễ dàng hòa nhập.
Con người và Biểu tượng (Man and his symbols) là tác phẩm duy nhất xuất bản hướng đến đại chúng của nhà tâm lý học nổi danh Carl Jung.
Con người và biểu tượng - Những giấc mơ hé lộ tiềm thức loài người
(Ngày Nay) - "Con người và biểu tượng" là tác phẩm đầu tiên và duy nhất trong đó Carl Jung giải thích cho độc giả phổ thông đóng góp lớn nhất của ông cho biết về tâm trí con người: lý thuyết về tầm quan trọng của ý nghĩa biểu tượng - đặc biệt khi chúng được hé lộ trong những giấc mơ.