Bộ trưởng quốc phòng Đức Ursula von der Leyen - một đồng minh của Thủ tướng Angela Merkel đã gọi kết quả này là một “cú sốc lớn” và tỏ ra hoài nghi về cái chết của chủ nghĩa hòa bình kiểu Mỹ (Pax Americana).
Trong khi đó, Ngoại trưởng Pháp Jean-Marc Ayrault cho biết sẽ hợp tác với Donald Trump, song ông thừa nhận rằng rằng bản thân ông không cảm thấy chắc chắn về những chính sách “Tổng thống Trump” sẽ thực hiện đối với các thách thức ngoại giao quan trọng, từ biến đổi khí hậu cho đến cuộc chiến tại Syria.
Ngoại trưởng Pháp Jean-Marc Ayrault cảm thấy không chắc chắn về những chính sách của tân Tổng thống Mỹ Donald Trump |
Thủ lĩnh mặt trận quốc gia Pháp Jean-Marie Le Pen lại là một trong những chính trị gia thế giới đầu tiên chúc mừng chiến thắng của ông Trump. Trên Twitter, bà Le Pen tỏ ra khá hào hứng: “Hôm nay là nước Mỹ, ngày mai sẽ là Pháp!”
“Có vẻ như đây là một năm đại thảm họa đối với phương Tây" - cựu Ngoại trưởng Thụy Điển Carl Bildt viết trên mạng xã hội Twitter. Ông nhấn mạnh rằng, ý nghĩa của kết quả bầu cử tại Mỹ không quá khác biệt so với cuộc trưng cầu Brexit ở Anh hồi tháng 6 vừa qua và cảnh báo người Mỹ nên chuẩn bị cho những thách thức phía trước.
Bà Beatrix von Storch – Phó Chủ tịch của đảng cánh hữu Sự lựa chọn khác cho nước Đức đưa quan điểm: “Chiến thắng của Donald Trump là một dấu hiệu cho thấy, người dân của các nước phương Tây muốn có một sự thay đổi rõ ràng trong chính sách.”
Trong khi đó, người phát ngôn bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng cho biết, Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với tổng thống mới của Mỹ nhằm thắt chặt mối quan hệ giữa hai nước.
Ông Kirill Dmitrev – người đứng đầu Quỹ Thịnh vượng của Nga tin tưởng rằng, chiến thắng của Trump sẽ làm dịu căng thẳng chính trị giữa hai nước. “Một chính sách đối ngoại ít đối đầu của Mỹ sẽ mở ra cơ hội lớn cho thương mại và đầu tư của Nga" - ông Dmitrev cho biết.
Ông Norbert Roettgen, một quan chức cấp cao của đảng Liên minh Dân chủ Thiên chúa giáo (CDU) của Thủ tướng Đức Angela Merkel cho hay: Chính phủ Đức không thể dự đoán chính sách của Mỹ dưới thời ông Trump cầm quyền.
Phát biểu trên đài phát thanh, người đứng đầu Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Đức nhận định tình hình địa chính trị hiện tại "rất khó đoán định".
Còn ngoại trưởng Australia Julie Bishop nhấn mạnh: Canberra sẵn sàng hợp tác chặt chẽ với chính quyền mới của Mỹ đồng thời tuyên bố Washington cần tập trung vào khu vực châu Á. Phát biểu trên truyền hình, bà Bishop nhận định Mỹ và Australia chia sẻ nhiều lợi ích chung và Canberra sẽ nỗ lực để đảm bảo hợp tác song phương tại khu vực châu Á.
Ngoại trưởng Hàn Quốc hi vọng Mỹ sẽ tiếp tục chính sách liên quan đến phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên |
Phát biểu trong cuộc họp với các thành viên Quốc hội liên quan tới kết quả cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2016, Ngoại trưởng Hàn Quốc Yun Byung-se bày tỏ hy vọng Chính quyền mới của Mỹ sẽ tiếp tục chính sách liên quan đến phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.