Sức mạnh 'sát thủ săn ngầm' P-8A Poseidon Mỹ tuần tra Biển Đông

P-8A Poseidon là máy bay tuần tra trên biển tầm xa thế hệ mới, tác chiến chống ngầm, chống hạm, tình báo, giám sát và trinh sát của Hải quân Mỹ
Sức mạnh 'sát thủ săn ngầm' P-8A Poseidon Mỹ tuần tra Biển Đông

Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Ashton Carter ngày 8/12 đã cùng người đồng cấp Singapore Ng Eng Hen ký kết thỏa thuận tăng cường hợp tác quốc phòng, trong đó bao gồm việc Mỹ lần đầu triển khai máy bay P-8A Poseidon tại đảo quốc nàytừ ngày 7-14/12 để do thám các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phép trên Biển Đông.

Sức mạnh 'sát thủ săn ngầm' P-8A Poseidon Mỹ tuần tra Biển Đông ảnh 1

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter (trái) và người đồng cấp Singapore Ng Eng Hen trong lễ ký kết Thỏa thuận tăng cường hợp tác quốc phòng (DCA) sáng 8/12. Ảnh CNA.

Động thái trên diễn ra khi tình hình Biển Đông vẫn căng thẳng liên quan đến việc Trung Quốc theo đuổi các yêu sách chủ quyền bất hợp pháp trên Biển Đông. Mỹ hiện đã triển khai P-8 đến Nhật Bản, Philippines và thực hiện bay trinh sát từ Malaysia.

P-8A là máy bay tuần tra trên biển tầm xa thế hệ mới, tác chiến chống ngầm (ASW), chống hạm, tình báo, giám sát và trinh sát của Hải quân Mỹ. P-8A do hãng Boeing nghiên cứu, chế tạo trên cơ sở nguyên mẫu chiếc máy bay chở khách Boeing 737 nằm trong kế hoạch nghiên cứu MMA (Multi-mission Maritime Aircraft), được triển khai cuối thập niên 90, thế kỷ XX.

Sức mạnh 'sát thủ săn ngầm' P-8A Poseidon Mỹ tuần tra Biển Đông ảnh 2

P-8A Poseidon được đánh già là một trong những "sát thủ săn ngầm" hiện đại nhất thế giới hiện nay.

P-8A Poseidon có chiều dài 39 m, cao 12 m, sải cánh 35 m, trọng lượng rỗng 62 tấn, tải trọng bay tối đa 85 tấn. P-8A Poseidon sử dụng 2 động cơ phản lực CFM56-7B27A với lực đẩy 120 kN, hành trình tối đa trên 11.000 km, bán kính tác chiến 4800 km, tốc độ bay tối đa là 900 km/h, tốc độ bay tuần tra thông thường 400 km/h.

Với phi hành đoàn 9 người, P-8A được sử dụng trong các nhiệm vụ tác chiến mặt nước và tác chiến chống ngầm tầm xa; trinh sát và giám sát (ISR) thu thập tin tức tình báo từ ven bờ ra các vùng biển xa.

Trần bay tối đa của P-8A khoảng 13 km nhưng chủ yếu nó sẽ bay trinh sát ở tầm thấp khoảng 15000 feet (4,57 km). P-8A không có khoang vũ khí trong thân máy bay mà lắp đặt 6 giá treo vũ khí hai bên cánh, có thể mang theo lượng vũ khí hơn 5,5 tấn, bao gồm bom rơi tự do, ngư lôi Mk-54 và tên lửa chống hạm Harpoon.

Sức mạnh 'sát thủ săn ngầm' P-8A Poseidon Mỹ tuần tra Biển Đông ảnh 3

P-8A có thể mang nhiều loại vũ khí khủng.

Vũ khí chống ngầm chủ yếu của P-8A là ngư lôi Mk-54. Đây là loại ngư lôi chống ngầm hạng nhẹ phóng từ trên không hiện đại nhất hiện nay, có thể phóng từ trên hạm, trên máy bay trực thăng, máy bay phản lực với tầm bắn 15km, cự ly tự động tìm kiếm mục tiêu là hơn 900m. Hệ thống động cơ đẩy của nó sử dụng công nghệ điều khiển bằng phần cứng giúp nó có độ tin cậy và khả năng tăng tốc cao.

Thiết bị trinh sát ngầm chủ yếu của P-8A bao gồm hệ thống thăm dò từ tính của vỏ tàu ngầm MAD do công ty CAE của Canada chế tạo và radar giám sát biển AN/APY-10 của hãng Raytheon.

Sức mạnh 'sát thủ săn ngầm' P-8A Poseidon Mỹ tuần tra Biển Đông ảnh 4

P-8A được trang bị hệ thống điện tử hiện đại.

Đây là loại radar tích hợp đầy đủ các tính năng của radar giám sát biển AN/APS-137 mà Hải quân Mỹ hiện đang sử dụng, bổ sung thêm chức năng kiểm soát không trung và điều khiển vũ khí, cải thiện khả năng theo dõi đồng thời nhiều mục tiêu, kích thước của nó cũng nhỏ hơn AN/APS-137 một chút để phù hợp lắp đặt trên máy bay.

Ngoài ra trên máy bay còn lắp đặt các thiết bị kiểm tra, giám sát giống như P-3C, bao gồm thiết bị thăm dò từ tính và hồng ngoại, hệ thống phao sonar, phao nước và pháo sáng.

Sức mạnh 'sát thủ săn ngầm' P-8A Poseidon Mỹ tuần tra Biển Đông ảnh 5

Mô hình trinh sát, săn ngầm của máy bay P-8A Poseidon.

Động thái triển khai máy bay P-8A Poseidon của Mỹ tại Singapore đã khiến Trung Quốc “nổi giận”. Người phát ngôn Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho rằng, việc tăng cường triển khai P-8A Poseidon của Mỹ tại Singapore và việc thúc đẩy quân sự hóa khu vực không phù hợp với lợi ích chung lâu dài của các nước trong khu vực.

Còn về phía Việt Nam, Phó Phát ngôn viên Bộ ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng cho biết, việc duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông là lợi ích và trách nhiệm chung của các nước trong và ngoài khu vực. “Mọi hành động đóng góp tích cực cho hòa bình, ổn định ở khu vực đều được hoan nghênh" - bà Phạm Thu Hằng nói.

Nguyễn Hoàng

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.