Thách thức chinh phục lòng dân của Taliban

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Sau 20 năm chiến đấu, Taliban đã cố gắng thể hiện một bộ mặt ôn hòa với thế giới. Những nhà cầm quyền mới của Afghanistan cũng đang có một nhiệm vụ cấp bách cần giải quyết: chinh phục trái tim và khối óc của người dân, đặc biệt là tại thủ đô Kabul.
Thách thức chinh phục lòng dân của Taliban

Kể từ khi Taliban tiến vào Kabul hôm 15/8, các tay súng vũ trang thường đi lang thang trên đường phố trong với mục đích tuần tra an ninh. Nhiều cư dân thành phố không quen với cảnh tượng này, trong khi các chiến thuật an ninh nặng tay cũng không giúp ích được gì.

Ahmad, một giáo viên từng sống dưới thời Taliban khi còn nhỏ, cho biết anh đã thích nghi với hình ảnh các tay súng Taliban trào vào thủ đô. Nhưng vài tuần sau khi chính phủ cũ sụp đổ, anh cảm thấy không còn hòa hợp với sự hiện diện của họ.

“Người dân ở Kabul không ưa họ", Ahmad nói. "Hãy nhìn họ mà xem, họ là những người trông hoang dã, vô giáo dục với mái tóc dài và quần áo bẩn. Họ không biết cách cư xử phải phép."

Sau hai thập kỷ chịu sự ảnh hưởng của phương Tây, Kabul không còn là thành phố đổ nát như thời Taliban còn cai trị.

Mặc dù vẫn bụi bặm và kẹt xe, với cống thoát nước tắc nghẽn, dây điện loang lổ và không có nước máy ở nhiều khu vực, nhưng Kabul giờ đã có một nền văn hóa đô thị sống động, khác xa với lối sống nông thôn khắc khổ của hầu hết các chiến binh Taliban.

Là một người hâm mộ đội bóng Barcelona và yêu thích Bollywood, Ahmad miễn cưỡng để râu và đổi bộ quần áo kiểu phương Tây mà anh thường mặc để lấy một chiếc áo tunban truyền thống để tránh bị soi mói khi đi qua một trạm kiểm soát của Taliban.

Thách thức chinh phục lòng dân của Taliban ảnh 1

Một chiến binh Taliban chĩa súng về phía người biểu tình tại Kabul. Ảnh: Reuters

Thay vì dùng tiếng Dari, ngôn ngữ chủ yếu được nói ở Kabul, Ahmad cẩn thận khi nói với bất kỳ tay súng Taliban nào mà anh ta gặp bằng tiếng Pashto, ngôn ngữ của miền Nam và miền Đông, nơi xuất thân của hầu hết lực lượng Taliban hiện tại.

"Họ chưa bao giờ tới một thành phố và nhiều người trong số họ không nói tiếng Dari'', Ahmad nói. "Họ sẵn sàng đánh đập người dân trên đường phố bằng vũ khí. Mọi người rất sợ họ."

Cam kết bảo vệ

Các nhà lãnh đạo Taliban tuyên bố họ muốn người dân Kabul cảm thấy an toàn, nhưng họ thừa nhận rằng sự sụp đổ nhanh chóng của chính phủ do phương Tây hậu thuẫn đã khiến họ không còn thời gian để lên kế hoạch điều hành thành phố hơn 5 triệu dân.

Chính quyền mới cũng thừa nhận rằng các chiến binh của họ, hầu hết đều trải qua nhiều năm chiến tranh, không phải là cảnh sát được đào tạo để giao tiếp với người dân.

Taliban cho biết chính phủ của họ khác với chính quyền Hồi giáo cứng rắn cai trị từ năm 1996 đến 2001, và họ hứa sẽ không có hình phạt tùy tiện và đối xử tôn trọng với mọi người dân.

“Nếu có vấn đề ở bất kỳ khu vực nào, cho dù đó là kẻ trộm hay kẻ áp bức hay tay súng hay bạo chúa, chúng tôi đã chia sẻ số điện thoại của mình ở khắp mọi nơi", Seyed Rahman Heydari, chỉ huy tuần tra Taliban ở Kabul khẳng định. "Chỉ cần cho chúng tôi biết khi đối mặt với những vấn đề như vậy, chúng tôi sẽ theo dõi nghiêm túc và bắt giữ những tên tội phạm."

Trước năm 2001, cảnh sát tôn giáo Taliban sẽ đánh đập những người vi phạm luật lệ Hồi giáo, nổi tiếng với các màn đánh đập và hành quyết công khai.

Trong lần trở lại này, đối mặt với các cuộc biểu tình của người dân Kabul và nhiều thành phố khác, các chiến binh Taliban đã nổ súng thị uy nhằm giải tán đám đông, đã có những báo cáo về việc Taliban hành hung người biểu tình và nhà báo bằng vũ khí.

Các nhà lãnh đạo Taliban đã tuyên bố sẽ điều tra bất kỳ trường hợp lạm dụng bạo lực nào, nhưng cũng yêu cầu người dân phải xin phép trước khi tổ chức các cuộc biểu tình.

Đối với một số người Kabul, sự hiện diện của Taliban cũng đem lại sự yên tâm ở trong bối cảnh các vụ bắt cóc, giết người và cướp bóc bạo lực gia tăng trong những năm gần đây.

"Tôi có thể thấy rằng các điều kiện an ninh đã thay đổi kể từ khi chính phủ mới nắm quyền", tài xế Abdul Sattar cho biết. "Trước đây có rất nhiều kẻ trộm điện thoại di động trong khu vực, nhưng bây giờ thì ít hơn."

Không có cảnh sát địa phương tham nhũng nào để hối lộ, Sattar cho biết anh thậm chí có thể giảm giá tiền xe cho các hành khách mà vẫn có lãi.

Tuy nhiên, các cuộc biểu tình ở Kabul và phản ứng đôi khi bạo lực của Taliban đối với những người biểu tình và các nhà báo đưa tin đã khiến công chúng không thực sự tin tưởng vào lời hứa của chính phủ mới.

“Rõ ràng khi trẻ em và phụ nữ nhìn thấy Taliban, mọi người sẽ sợ hãi họ, bởi vì chính phủ trước đây của họ rất khủng khiếp,” Rahmatullah Khan, một cư dân Kabul, cho biết.

Chính phủ mới, chủ yếu gồm những nhà lãnh đạo đã gia nhập Taliban vào những năm 1990, cũng nung nấu hy vọng về một chính quyền đa dạng.

Trong khi xã hội Afghanistan vẫn còn bảo thủ sâu sắc đối với quyền của phụ nữ ngay cả dưới thời chính phủ thân phương Tây, các cuộc biểu tình của phụ nữ ở Kabul và các thành phố khác đã nhấn mạnh rằng một số người đã quyết tâm bảo vệ những thành quả trong 20 năm qua như thế nào.

Hôm thứ Tư, phụ nữ ở Kabul mang những theo các tấm biển với thông điệp: "Nội các không có phụ nữ là thất bại", nhằm chất vấn lời hứa ban đầu của Taliban về vị trí của phụ nữ trong xã hội.

Heydari, một chỉ huy Taliban, nói rằng mọi người "không nên có bất kỳ nỗi sợ hãi nào trong lòng. Chúng tôi đang phục vụ người dân cả ngày lẫn đêm."

Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
(Ngày Nay) - Tôn kính là sự kính trọng cao tột. Khi tôn kính điều gì thì điều ấy trở thành thiêng liêng, là ngọn đuốc sáng soi đường, là biểu tượng cao cả để hướng đến. Mỗi người có đối tượng tôn kính khác nhau để dẫn lối cho cuộc đời.
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam yêu cầu quán bar H2 Club không được tổ chức các hoạt động biểu diễn, sau khi dư luận phản ánh việc quán bar này tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang vào tối ngày 6/4/2024 trước đó. (Ảnh cắt từ clip)
Vụ mặc áo cà sa trong quán bar: Tỉnh Hà Nam yêu cầu dừng các hoạt động biểu diễn
(Ngày Nay) - Liên quan đến vụ việc quán bar H2 Club (phường Duy Hải, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang; Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam đã lập tức vào cuộc và có văn bản yêu cầu quán bar này không được tổ chức hoạt động biểu diễn.