Thái Lan chậm tiêm chủng cho người cao tuổi

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Chỉ 2 tuần trước cuộc hẹn tiêm vaccine, người mẹ 62 tuổi của Anyamanee Puttaraksa có triệu chứng sốt, 3 ngày sau, bà được chẩn đoán mắc COVID-19 và qua đời ngay trong ngày.
Thái Lan chậm tiêm chủng cho người cao tuổi

Người cao tuổi hiện nằm trong nhóm dân số ít được tiêm chủng nhất tại Thái Lan, đây là thực trạng tương phản với chiến dịch tiêm chủng trên thế giới, nơi người già thuộc diện được ưu tiên.

Anyamanee cho biết cô rất tức giận trước sự chậm chạp của chính quyền trong việc triển khai tiêm chủng cho người cao tuổi.

“Nếu mẹ tôi đã được tiêm phòng, các triệu chứng của bà sẽ không nghiêm trọng như vậy", Anyamanee nói.

Dữ liệu của chính phủ Thái Lan cho thấy chỉ 6,7% người cao tuổi nước này được tiêm đủ hai mũi, trong khi con số ở nhóm 18-59 tuổi là 15%. Hiện đã có tổng cộng 10,2% dân số Thái Lan được tiêm đủ hai mũi vaccine.

So sánh với các nước láng giềng, Malaysia đã tiêm phòng đầy đủ cho ít nhất 82% người cao tuổi vào ngày 22/8. Trong khi ở Indonesia, 17% ​​người cao tuổi được tiêm chủng đầy đủ, con số này vẫn cao hơn mức 13% tổng dân số.

Chawetsan Namwat, một quan chức Bộ Y tế Thái Lan, cho biết các kế hoạch ưu tiên người cao tuổi đã thay đổi sau một đợt bùng phát lớn ở Bangkok. Việc ít được tiêm chủng đã dẫn đến nhiều ca tử vong ở nhóm tuổi này hơn.

Mặc dù ban đầu chính phủ Thái Lan tuyên bố người cao tuổi sẽ là nhóm ưu tiên tiêm chủng, kế hoạch đã chuyển từ hệ thống ưu tiên dựa trên độ tuổi sang hệ thống ưu tiên dựa trên địa lý sau khi dịch bùng phát ở Bangkok vào tháng 4.

Các nhóm dân số trẻ và trong độ tuổi lao động ở thủ đô có thể dễ dàng tiếp cận các trung tâm tiêm chủng hơn những người cao tuổi, dẫn đến tỷ lệ tiêm chủng ở người cao tuổi thấp hơn, ông Chawetsan lý giả.

“Người cao tuổi vẫn thuộc diện ưu tiên nhưng chúng tôi không lường trước được làn sóng lây nhiễm lớn do biến thể Delta. Khi dịch bệnh bùng phát, chúng tôi phải tập trung vaccine cho khu vực nguy cơ cao", vị quan chức cho biết.

Bangkok đã được phân bổ 1/3 nguồn cung vaccine của Thái Lan, mặc dù chỉ chiếm 1/10 dân số cả nước. Một lượng vaccine khác đã đến đảo du lịch Phuket, nơi chính phủ có kế hoạch tiêm vaccine cho tất cả người lớn để tái khởi động ngành du lịch tại đây.

Kể từ tháng 4, những người từ 60 tuổi trở lên đã chiếm ít nhất 62% số ca tử vong ở Thái Lan và khoảng 8,7% số ca mắc COVID-19. Tỷ lệ người cao tuổi tử vong đã tăng lên, cho thấy tác động của việc chậm tiêm chủng.

Chính phủ Thái Lan cho biết hiện họ đang đặt mục tiêu tăng cường tiêm chủng cho người cao tuổi. Ông Chawetsan cho biết ít nhất 70% người cao tuổi trở lên phải tiêm liều đầu tiên vào cuối tháng 9.

Chris Potranandana, người đồng sáng lập Zendai, một nhóm tình nguyện giúp người già và người nghèo tiếp cận xét nghiệm và điều trị COVID-19 cho biết: “Số người chết gia tăng là kết quả trực tiếp của việc không ưu tiên người già."

Ông Potranandana cho rằng người cao tuổi Thái Lan khó tiếp cận các ứng dụng công nghệ để đăng ký tiêm chủng. Lịch tiêm chủng đôi khi bị hủy trong thời gian ngắn hoặc có thể bị kéo dài trong mọt thời gian vì tình trạng thiếu hụt vaccine.

"Người cao tuổi - những người ít hiểu biết về công nghệ nhất, đang bị hạn chế trong việc tiếp cận vaccine", ông Potranandana khẳng định.

Theo Reuters
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tập trung xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục có đức, có tài
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tập trung xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục có đức, có tài
(Ngày Nay) - Sáng 18/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức gặp mặt các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và trao Huân chương Lao động hạng Ba, tặng Trường đại học Kinh tế. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo. Tạp chí Ngày Nay trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt.
Tổng Bí thư Tô Lâm với cán bộ Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau
(Ngày Nay) - Tiếp theo chương trình công tác tại Cà Mau, chiều 17/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác của Trung ương đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI nhiệm kỳ 2020-2025.
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
(Ngày Nay) - Nghe Pháp là từ thường gặp trong kinh. Đa văn là nghe Pháp nhiều, một trong những hạnh lành. Ngày nay, nghe Pháp không chỉ nghe giảng mà còn là đọc, tụng, nghiên cứu, thảo luận, biên khảo giáo pháp.
Toàn cảnh Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình.
Gìn giữ văn hóa bản địa qua trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình
(Ngày Nay) - Tối 17/11, tại Quảng trường Hòa Bình, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình tổ chức Chương trình Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các sự kiện của Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024 diễn ra từ ngày 15-23/11/2024.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở Tổ dân phố 4, phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình.
Đoàn kết xây dựng khu dân cư tự quản, văn minh, hạnh phúc
(Ngày Nay) - Tối 17/11, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh cùng Đoàn công tác Trung ương đến dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 tại Tổ dân phố 4, phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình. Cùng tham dự có đại diện lãnh đạo Văn phòng Quốc hội, tỉnh Ninh Bình và đông đảo cán bộ, nhân dân Tổ dân phố 4, phường Đông Thành.
Mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
(Ngày Nay) - Tỉnh Hưng Yên đang triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển, mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế với nhiều hoạt động hỗ trợ và các chính sách đảm bảo an sinh xã hội, nhằm mang lại quyền lợi thiết thực cho người dân.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Bất đồng trước thềm hội nghị về vấn đề khí hậu và đánh thuế
Hội nghị thượng đỉnh G20: Bất đồng trước thềm hội nghị về vấn đề khí hậu và đánh thuế
(Ngày Nay) - Ngày 16/11, trong cuộc thảo luận về tuyên bố chung trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), các nhà ngoại giao của nhóm đã gặp khó khăn trong việc thu hẹp bất đồng về nguồn tài chính để giải quyết biến đổi khí hậu và vấn đề đánh thuế nhóm siêu giàu.