Thanh niên Trung Quốc 'đổ xô' làm KOL

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Trong một cuộc khảo sát gần đây về định hướng việc làm của giới trẻ Trung Quốc, hơn 60% người được hỏi cho biết họ muốn tận dụng cơ hội trong các ngành mới nổi như người có ảnh hưởng trên internet hoặc lĩnh vực livestream.
Một cô gái livestream tại cửa hàng quần áo của cô ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh: AP.
Một cô gái livestream tại cửa hàng quần áo của cô ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh: AP.

Cuộc khảo sát được thực hiện bởi Sina Weibo và nhận phản hồi từ gần 10.000 người. Nhưng 38,4% số người được hỏi cho biết họ sẽ không bao giờ cân nhắc việc trở thành người có ảnh hưởng trên internet hoặc dẫn chương trình livestream.

Khi truyền thông địa phương đưa tin về cuộc khảo sát này vào ngày 10/7, mạng xã hội Trung Quốc đã diễn ra thảo luận sôi nổi.

Một số cư dân mạng cho rằng kết quả này phản ánh sự cạnh tranh khốc liệt trong thị trường việc làm hiện nay. Trong khi đó, các nhà phân tích nhận định điều này cho thấy tâm lý cởi mở và xu hướng đa dạng hóa của giới trẻ so với thế hệ trước trong tìm việc làm.

Theo các nhà phân tích, sự hiện diện của nhiều tài năng có trình độ học vấn cao hơn cũng sẽ giúp cải thiện chất lượng chung của ngành. Nhưng họ khuyên giới trẻ thận trọng bởi việc trở thành người có ảnh hưởng trên internet không dễ dàng hoặc có lợi như một số thanh niên nghĩ.

Phó giám đốc Viện Dân số và Phát triển thuộc Viện Khoa học Xã hội Thượng Hải – ông Zhou Haiwang ngày 10/7 nhận định với Global Times rằng đây là một kết quả tự nhiên khi xét đến sự phát triển nhanh chóng của các nền tảng livestream và video ngắn ở Trung Quốc.

Theo báo cáo Hiệp hội Biểu diễn nghệ thuật Trung Quốc (CAPA) công bố vào tháng 5, doanh thu ngành livestream và video ngắn đạt 199,2 tỷ nhân dân tệ (27,5 tỷ USD) vào năm 2022, tăng 8% so với cùng kỳ năm ngoái. Báo cáo cho biết chỉ riêng trong năm 2022, 10,32 triệu tài khoản mới đã được tạo trên các nền tảng livestream và video ngắn tại quốc gia này.

Một số nhà phân tích coi việc giới trẻ mong muốn tham gia ngành công nghiệp livestream và video ngắn là tín hiệu tích cực. Điều này thể hiện giới trẻ Trung Quốc đang bước ra khỏi suy nghĩ truyền thống rằng cử nhân tốt nghiệp đại học phải tìm được việc trong cơ quan nhà nước hoặc “công việc sáng giá” ở những tòa nhà chọc trời. Các nhà phân tích cho rằng giới trẻ đã cởi mở hơn khi tìm kiếm việc làm.

Chen Lixia, cố vấn cấp cao về phát triển tài năng, lập luận rằng sự góp mặt của nhiều cử nhân tốt nghiệp đại học hơn cũng sẽ cải thiện chất lượng tổng thể của người lao động trong ngành. Cô lấy Dong Yuhui, một giáo viên và người dẫn livestream, làm ví dụ. Dong Yuhui đã trở thành nhân vật nổi tiếng trên nền tảng video ngắn Douyin vào tháng 6/2022 khi giới thiệu sản phẩm bằng cả tiếng Trung và tiếng Anh. Nhiều người tiêu dùng Trung Quốc nói rằng họ không bao giờ nghĩ có thể học tiếng Anh trong khi mua sắm trực tuyến. Người dẫn chương trình song ngữ này thu hút được hơn 1,3 triệu người hâm mộ chỉ sau ba ngày.

Global Times cho rằng thanh niên nên được khuyến khích tìm kiếm nhiều cơ hội và công việc phù hợp với sở thích, chuyên ngành hoặc kế hoạch nghề nghiệp của họ. Ông Zhou Haiwang nhấn mạnh rằng một số công ty lớn cũng đang thành lập các nhóm livestream của riêng họ. Tuy nhiên, ông cũng khuyên người trẻ nên thận trọng khi tìm kiếm việc làm và không bước vào ngành công nghiệp này chỉ vì nó có vẻ mang lại lợi nhuận. Trên thực tế, không dễ để bất kỳ người có ảnh hưởng nào cũng thành công.

Theo báo cáo của Hiệp hội Biểu diễn nghệ thuật Trung Quốc, vào năm 2022, 96,2% người có nguồn thu nhập chính từ dẫn livestream kiếm được gần 5.000 nhân dân tệ mỗi tháng. Trong khi đó, chỉ có 0,4% người dẫn livestream ở Trung Quốc có thể kiếm được hơn 100.000 nhân dân tệ mỗi tháng.

Ngành này hiện đã bước vào giai đoạn chuyển tiếp từ hỗn loạn sang quản lý theo quy định. Các nhà phân tích cho biết giới trẻ cần suy nghĩ hợp lý và lập kế hoạch dài hạn trước khi bước vào ngành ở thời điểm này và họ cũng cần nâng cao nhiều năng lực khác nhau để phát triển tốt hơn trong tương lai.

UNESCO gây quỹ 44,5 triệu USD cho giáo dục Cameroon. Ảnh: UNESCO
UNESCO gây quỹ 44,5 triệu USD cho giáo dục Cameroon
(Ngày Nay) - Trong chuyến thăm chính thức tới thành phố Yaoundé (Cameroon), Tổng giám đốc UNESCO đã công bố huy động 44,5 triệu USD (khoảng hơn 1.000 tỷ đồng) cho giáo dục tại Cameroon. Khoản tiền này sẽ được sử dụng để hiện đại hóa chương trình giảng dạy tại trường học và đào tạo hơn 28.000 chuyên gia giáo dục.
Nhiều khu vực trên cả nước duy trì mưa dông
Nhiều khu vực trên cả nước duy trì mưa dông
(Ngày Nay) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, sáng sớm 12/9, khu vực đồng bằng, trung du Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 30-50mm, cục bộ có nơi trên 100mm.
(Từ trái sang) Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy và Ngoại trưởng Anh David Lammy tại cuộc gặp ở Kiev ngày 11/9.
Phương Tây hối thúc Ukraine tính toán phương án B
(Ngày Nay) - Ukraine đang chịu áp lực từ phương Tây để điều chỉnh chiến lược trong bối cảnh Nga tiếp tục đạt được những bước tiến dù chậm chạp. Mỹ và châu Âu đang thúc đẩy Kiev đưa ra một kế hoạch thực tế hơn, có thể đạt được trong năm tiếp theo, nhằm duy trì sự hỗ trợ quân sự từ các đồng minh.
Người già cô đơn
Người già cô đơn
(Ngày Nay) - Người già cô đơn đang trở thành một vấn đề xã hội đáng lo ngại trong những năm gần đây. Với nhịp sống hối hả của đô thị hiện đại, không ít người lớn tuổi rơi vào xế chiều cô quạnh, thiếu thốn tình cảm từ gia đình, xã hội và chịu nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe thể chất lẫn tinh thần.
Ngập cả cây số trên tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ
Ngập cả cây số trên tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ
(Ngày Nay) - Từ đêm 10 đến sáng 11/9, mưa lớn kéo dài cộng với việc nước sông dâng cao khiến tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ qua huyện Thường Tín (Hà Nội), đoạn Km191 đến Km192m ngập cả hai chiều khiến các phương tiện di chuyển rất khó khăn.