Lời thỉnh nguyện của những người sống sót

(Ngày Nay) - Khi Nhật Bản kỷ niệm 75 năm nhân dịp Hiroshima và Nagasaki bị ném bom nguyên tử, thế hệ cuối cùng của những người sống sót sau thảm họa hạt nhân vẫn đang nỗ lực truyền tải các thông điệp về hòa bình cho thế hệ mai sau.
Ông Terumi Tanaka, 88 tuổi, sống sót sau vụ đánh bom Nagasaki. Ảnh: AFP
Ông Terumi Tanaka, 88 tuổi, sống sót sau vụ đánh bom Nagasaki. Ảnh: AFP

Cộng đồng những "hibakusha"

"Hibakusha" - nghĩa đen trong tiếng Nhật là "người bị ảnh hưởng bởi bom" - trong nhiều thập kỷ qua đã trở thành tiếng nói mạnh mẽ trong công cuộc kêu gọi bãi bỏ vũ khí hạt nhân.

Ước tính có khoảng 136.700 người thuộc nhóm "hibakusha" vẫn còn sống, nhiều người trong số họ chỉ mới là trẻ sơ sinh hoặc chưa được sinh ra tại thời điểm xảy ra hai vụ ném bom.

Theo Bộ Y tế Nhật Bản, độ tuổi trung bình của một người sống sót hiện tại là hơn 83 tuổi. Đã có hơn 300.000 hibakusha qua đời kể từ sau năm 1945, bao gồm 9.254 người trong năm vừa qua.

"Những gì chúng tôi - những hibakusha, muốn nói đó là nhân loại không thể lặp lại một cuộc tấn công hạt nhân tương tự như những gì trong quá khứ", cụ ông Terumi Tanaka (88 tuổi), người sống sót sau vụ đánh bom Nagasaki, trả lời hãng thông tấn AFP. "Để đạt được điều này, chúng tôi phải cho mọi người biết những gì chúng tôi đã trải nghiệm, phải cho họ nghe sự thật."

Ông Tanaka mới chỉ 13 tuổi khi quả bom nguyên tử "Fat man" rơi xuống quê nhà Nagasaki, khiến 74.000 người thiệt mạng. Trước đó 3 ngày, quả bom "Little bot" đã được thả xuống Hiroshima, giết chết 140.000 người.

Terumi Tanaka đã dành phần lớn cuộc đời của cụ để kể lại những gì ông tận mắt chứng kiến, hy vọng rằng từ những ký ức thảm khốc của mình, các thế hệ tương lai sẽ phần nào hiểu được sự hủy diệt của vũ khí hạt nhân.

Nhưng ông Tanaka thừa nhận rằng cộng đồng "hibakusha" đang ngày càng ít đi bởi tác động của tuổi già, do đó thông điệp của họ cần phải được truyền đi bởi những thế hệ kế cận.

"Tất cả chúng tôi rồi sẽ ra đi. Chúng tôi đã thành lập một nhóm có tên là 'Dự án Không còn Hibakusha', hoạt động trong việc lưu giữ hồ sơ dưới dạng tài liệu lưu trữ, bao gồm cả những gì chúng tôi đã viết để thế hệ mai sau có thể sử dụng chúng trong các chiến dịch chống vũ khí hạt nhân của mình", ông Tanaka chia sẻ.

Nhưng ông Tanaka vẫn canh cánh nỗi lo trong lòng rằng ngày càng có ít người quan tâm tới những vấn đề thảm họa hạt nhân.

"Chúng tôi vẫn luôn cố gắng tuyên truyền, nhưng nếu không có ai muốn nghe nữa, điều đó là một thất bại", cụ ông thừa nhận.

"Chúng tôi muốn một lời xin lỗi"

Ở tuổi 74, Jiro Hamasumi là một trong những người trẻ nhất sống sót sau các vụ tấn công. Mẹ ông khi đó còn đang mang thai khi quả bom phát nổ tại Hiroshima.

"Quả bom ngay lập tức giết chết cha tôi và một số người thân khác. Không một ngày nào trôi qua mà tôi ngừng nghĩ về cha mình", ông Hamasumi nói.

Tất cả những gì về vụ đánh bom mà ông nghe được đều là qua lời kể của anh chị em mình, họ mô tả khi quả bom rơi xuống, một tiếng gầm rú vang lên đi kèm là ánh sáng chói lóa, sau đó chỉ còn là những xác chết.

"Lúc đó cha tôi đang làm việc tại nơi chỉ cách tâm chấn vài trăm mét. Mẹ và anh chị em tôi đã cố gắng đến văn phòng của ông ấy vào ngày hôm sau nhưng bị buộc phải quay lại bởi hơi nóng và mùi thịt cháy", ông Hamasumi kể lại.

Sau vài ngày, gia đình Hamasumi quay lại khu vực văn phòng nhưng tất cả những gì họ thấy là một "cái gì đó giống thi thể" của người bố, họ nhặt nhạnh được thêm một chút đồ còn sót lại sau trận hỏa hoạn - khóa thắt lưng, chìa khóa và một mảnh ví.

Sinh vào tháng 2 năm 1946, ông Hamasumi đã may mắn thoát khỏi những ảnh hưởng của phóng xạ khi ở trong bụng mẹ.

Nhưng cuộc tấn công đã định nghĩa cuộc đời ông Hamasumi, và người con trai đã dành nhiều thập kỷ để vận động chống lại vũ khí hạt nhân, như để tri ân người cha đã khuất.

"Đối với tôi, chiếc ô hạt nhân mang hình thu một đám mây hình nấm", ông Hamasumi nói. "Hibakusha muốn nước Mỹ xin lỗi chúng tôi, nhưng bằng chứng của lời xin lỗi là việc bãi bỏ vũ khí hạt nhân, chúng tôi không muốn tìm sự báo thù."

Khi tuổi già gõ cửa, những "hibakusha" đang cố gắng trao lại ngọn lửa đấu tranh cho những thế hệ tiếp theo, nhiều người sinh sống tại Hiroshima và Nagasaki đã lớn lên cùng những câu chuyện về một thời tựa như "hỏa ngục".

Những ký ức đang dần phai

Mitsuhiro Hayashida, 28 tuổi, là cháu của một "hibakusha" tại Nagasaki và thường tổ chức các sự kiện cho những người sống sót để chia sẻ câu chuyện của họ.

Anh cũng đồng tổ chức một bản kiến nghị trực tuyến về lệnh cấm vũ khí hạt nhân, đã thu được hơn 11 triệu chữ ký.

Nhưng Hayashida lo rằng hai vụ ném bom hạt nhân đang trở nên mờ nhạt dần trong ký ức của người Nhật Bản.

"Hôm nay, con cháu của những hibakusha, như tôi đang cố gắng vận động, nhưng sức nặng của lời nói của chúng tôi có lẽ chưa bằng một nửa lời kể lại của những nhân chứng sống sót", Hayashida chia sẻ. "Chúng tôi thực sự cần thế giới tiến tới việc xóa bỏ hạt nhân khi những người sống sót sau thảm họa vẫn còn sống."

Bà Michiko Kodama (82 tuổi), người sống sót sau vụ đánh bom nhưng đã mất hầu hết những người thân của mình vì căn bệnh ung thư.

Lời thỉnh nguyện của những người sống sót ảnh 1

Bà Michiko Kodama chuẩn bị cho một buổi diễn thuyết vận động hủy bỏ vũ khí hạt nhân. Ảnh: AP

Nhiều năm sau vụ đánh bom nguyên tử, nhiều người xung quanh sẵn sàng né ra xa nếu biết bà là một "hibakusha". Nỗi sợ lây lan phóng xá và định kiến phân biệt đối xử vẫn còn tiếp túc tồn tại trong xã hội Nhật Bản, dù chiến tranh đã đi xa.

"Đối với tôi, chiến tranh vẫn chưa kết thúc. Chúng tôi không có nhiều thời gian. Tôi muốn kể câu chuyện của mình cho các thế hệ trẻ khi tôi còn có thể", bà Kodama nói. "Nếu ai đó muốn nghe câu chuyện của tôi, tôi sẽ đi bất cứ đâu và nói về nó."

Mong muốn đó cũng là những gì mà bà Keiko Ogura, người bước sang tuổi 83 trong tuần này và chỉ mới 8 tuổi khi quả bom rơi xuống thành phố Hiroshima.

"Chúng tôi đang già đi và không biết khi nào thời gian của chúng tôi sẽ điểm", bà cho biết. "Chúng tôi -  những hibakusha già cả, muốn thấy vũ khí hạt nhân bị loại bỏ càng sớm càng tốt, bởi vì chúng tôi muốn kể lại điều này cho những người đã khuất một khi chúng tôi sang thế giới bên kia".

Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
(Ngày Nay) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, Nhà hát Múa rối Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024, dự kiến diễn vào tháng 10/2024, tại Hà Nội.
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
(Ngày Nay) - Trước nhu cầu du lịch dự báo sẽ tăng cao trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Sở Du lịch Hà Nội đã có công văn gửi các sở, ngành, quận, huyện, thị xã, tổ chức, cá nhân quản lý khu, điểm du lịch trên địa bàn đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch và giữ gìn môi trường du lịch Thủ đô.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
Tổng thống Pháp: Châu Âu cần bớt lệ thuộc vào Mỹ
(Ngày Nay) - Tổng thống Pháp cho rằng châu Âu cần cần thay đổi quy mô phòng thủ giúp châu lục này thiết lập đối thoại với các nước thứ ba, bớt lệ thuộc vào Mỹ và có khả năng đương đầu tốt hơn với các mối đe dọa.
UBND tỉnh Quảng Trị, T&T Group và Công ty năng lượng SK E&S ký kết hợp tác đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh
Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK
Ngày 24/4, tại Seoul (Hàn Quốc), với mục tiêu nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác về đầu tư, thương mại và tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị, Tập đoàn T&T Group và SK E&S (Hàn Quốc) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh.
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.