Thế hệ trẻ nông thôn Trung Quốc mang trên vai gánh nặng thoát nghèo

(Ngày Nay) - Ngồi trên chiếc giường đá của ngôi nhà hàng chục năm tuổi ở một ngôi làng hẻo lánh ở tỉnh Hà Bắc, ông Chương Liên Tỏa giải thích lý do gia đình mình không có hy vọng thoát nghèo.
Tiểu Chương hiểu rõ học là con đường duy nhất để cả nhà thoát nghèo. Ảnh: SCMP
Tiểu Chương hiểu rõ học là con đường duy nhất để cả nhà thoát nghèo. Ảnh: SCMP

Bất chấp chiến dịch xóa đói giảm nghèo của chính phủ liên tục được triển khai, người nông dân tại tỉnh Hà Bắc cho biết,  đến nay tất cả những gì ông nhận được là một chai dầu ăn, 10kg bột mì và không có gì khác.

Ngôi làng Tiểu Quan Thành của ông Chương, nằm dưới chân dãy núi Thái Hành Sơn chỉ cách Bắc Kinh 3 giờ lái xe. Nhưng mặc dù Trung Quốc đã trải qua hàng thập kỷ cải cách kinh tế, đây vẫn là một trong những nơi nghèo nhất cả nước, cơ hội việc làm rất ít trong khi đất đai cằn cỗi khiến người dân chỉ còn cách trồng ngô làm kế sinh nhai.

Năm tới, theo thời hạn do Chủ tịch Tập Cận Bình đặt ra, toàn bộ dân số Trung Quốc sẽ được nâng lên trên mức nghèo khổ - được định nghĩa là thu nhập hàng năm đạt ít nhất 2.300 nhân dân tệ.

Nhưng bất chấp những thành công không thể nghi ngờ của chiến dịch xóa này - số người nghèo ở vùng nông thôn đã giảm từ 82,39 triệu vào năm 2012 xuống còn 16,6 triệu vào cuối năm ngoái, cùng với 10 triệu người khác sẽ thoát khỏi nghèo đói trong năm nay - những gia đình như ông Chương vẫn có nguy cơ bị tụt hậu.

Năm ngoái, ông để mất công việc kiểm lâm với mức lương 8.000 nhân dân tệ mỗi năm, thay vào đó ông Chương làm công việc thời vụ với tư cách là nhân viên phòng cháy chữa cháy, chỉ được trả khoảng 400 nhân dân tệ tùy theo thời điểm trong năm.

Ông Chương cũng nhận nhiều công việc lặt vặt như phụ giúp xây dựng quảng trường trong làng với thu nhập khoảng 1.500 nhân dân tệ, tuy nhiên năm nay người đàn ông này cho biết sẽ khó tìm được thêm việc làm khác.

Cả gia đình ông vẫn mặc những bộ quần áo cũ do một tổ chức từ thiện quyên góp, trong nhà thứ đáng giá là chiếc máy giặt có tuổi thọ trên 20 năm, còn mái nhà thì luôn trong tình trạng dột nát.

Thế hệ trẻ nông thôn Trung Quốc mang trên vai gánh nặng thoát nghèo ảnh 1

Ngôi làng Tiểu Quan Thành ở tỉnh Hà Bắc. Ảnh: SCMP

Họ ngủ trên những chiếc giường đá truyền thống, có hệ thống sưởi ấm bởi một bếp lò nhỏ chạy bằng than, còn nguồn giải trí duy nhất của cả gia đình là một chiếc tivi cũ mà họ tự mua từ 10 năm trước.

Đối với thực phẩm hàng ngày, gia đình này chỉ biết dựa vào những bắp ngô mà họ trồng trên một mảnh đất nhỏ, dung để đổi sang bột mỳ và rau quả.

Nguồn thu nhập thường xuyên khác của cả gia đình ông Chương là một khoản trợ cấp 2.000 nhân dân tệ cho vợ và con trai mình, cả hai đều mắc bệnh tâm thần.

“Vợ con tôi còn không thể tự nấu ăn. Tôi sẽ có thể kiếm được hơn 1.000 (nhân dân tệ) mỗi tháng nếu tôi đi tìm việc ở thành phố, nhưng tôi thậm chí không dám rời khỏi nhà để phẫu thuật giãn tĩnh mạch vì không có ai chăm sóc gia đình”, ông Chương nói.

Tất cả những hy vọng của người đàn ông đều đổ dồn vào cô con gái 16 tuổi Tiểu Chương, một ngày nào đó, cô bé này sẽ đi học đại học và kiếm được việc làm để phụ giúp gia đình.

“Tôi không nghĩ rằng mình sẽ thoát khỏi cảnh nghèo đói trước khi chết”, người cha nói.” Hy vọng của tôi là con bé sẽ đi học đại học. Hai bố con đã quyết tâm bỏ qua trường nghề hay cho nó lấy chồng sớm để giúp gia đình thoát nghèo”.

Tiểu Chương đang học năm cuối ở trường cấp hai, nơi em đang cố gắng học tập nhằm có một suất trong trường cấp ba tốt nhất địa phương.

Cô bé nhận thức rõ về sức nặng của sự kỳ vọng này và cho biết sẽ tiếp tục học tập chăm chỉ.

“Em đang chịu rất nhiều áp lực. Em và bố đang trong thời gian đếm ngược 100 ngày cho kỳ thi sắp tới. Em rất lo lắng khi nghĩ về tương lai bởi trường đại học là lối thoát duy nhất”, Tiểu Chương chia sẻ.

Điểm số của Tiểu Chương ở trường luôn cao, thế nhưng cô bé cho biết mình còn phải nỗ lực nhiều trong tương lai.

"Cô giáo cho biết em có khả năng đỗ vào một trường cấp ba, thế nhưng như vậy với em chưa đủ. Chỉ những người được nhận vào lớp nâng cao mới có cơ hội được vào một trường đại học tốt", Tiểu Chương nói.

Cô bé 14 tuổi cho biết có hứng thú với những môn học như Quốc ngữ hay Lịch sử, nhưng đang phải vật lộn với Vật lý, Hóa học và Tiếng Anh.

Tiểu Chương cũng nói rằng em cần phải cập nhật thông tin chính trị, có một lần cô bé đã khá băn khoăn trước câu hỏi: Tổng thống hiện tại của nước Mỹ là ai? Cô bé cho biết chỉ 20% học sinh trong lớp biết câu trả lời là "Donald Trump".

Một ngày của Tiểu Chương bắt đầu từ 5h30 sáng và kết thúc vào 9h30 tối, em chỉ về nhà 2 tuần một lần, cô bé thậm chí còn tiết kiệm thời gian học tới nỗi ôn bài ngay khi đang chạy thể dục.

“Ước mơ của em là được đi học đại học, trở thành giáo viên để cải thiện cuộc sống cho gia đình, nhưng em cũng hiểu mình sẽ cần các khoản vay sinh viên và tìm việc làm thêm để duy trì giấc mơ đại học”,  Tiểu Chương chia sẻ.

Chính phủ Trung quốc đang tìm cách giúp đỡ các trẻ em có hoàn cảnh khó khăn để có được một nền giáo dục tốt hơn.

Thủ tướng Lý Khắc Cường vào đầu tháng 3/2019 cho biết một chiến dịch sẽ được triển khai ở các vùng nông thôn nghèo khó để giảm tỷ lệ bỏ học và giúp nhiều học sinh viên từ các khu vực nông thôn có cơ hội được học đại học.

Bản thân Tiểu Chương đã được hưởng lợi từ các sáng kiến trước đó của chính phủ để được tạo điều kiện đi học miễn phí tại một trường cấp ba.

Ngôi làng của cô bé dưới chân núi Thái Hành Sơn từng là một căn cứ cách mạng cũ trong cuộc chiến chống quân xâm lược Nhật Bản và nhiều gia đình tại đây cũng coi giáo dục là hy vọng tốt nhất của họ để tìm ra lối thoát.

Vương Đông Hải (21 tuổi), sinh viên năm ba tại Đại học Nông nghiệp Hà Bắc ở thành phố Bảo Định (tỉnh Hà Bắc), nhận thức rõ về áp lực mà anh đang phải gánh trên vai - đặc biệt khi gia đình Vương đã phải vay mượn số tiền lớn cho con mình đi học đại học.

Thế hệ trẻ nông thôn Trung Quốc mang trên vai gánh nặng thoát nghèo ảnh 2

Cậu sinh viên Vương Đông Hải cùng bà nội và cha mình. Ảnh: SCMP

Gia đình của cậu sinh viên này hiện đang sống với mức thu nhập 2.000 nhân dân tệ mỗi năm từ việc trồng ngô và đã bắt đầu nuôi thêm gà với hy vọng bán được trứng để kiếm thêm khoảng 1.000 nhân dân tệ.

Cha của Đông Hải - ông Vương Thế Minh, đang phải gánh khoản nợ 50.000 nhân dân tệ và cho biết chỉ trông cậy vào khoản tiền lương trong tương lai của con trai mình, chứ không phải chiến dịch xóa đói giảm nghèo của nhà nước, để cải thiện kinh tế gia đình.

“Tôi còn không thể mơ rằng mình sẽ thoát được cảnh nghèo đói. Tôi đã già và vẫn phải chăm sóc người mẹ 92 tuổi của mình. Tất cả những gì tôi mong muốn là con trai sẽ tìm được một công việc để chu cấp cho gia đình”, ông Vương chia sẻ.

Gánh nặng kỳ vọng đã biến những ngày tháng trên giảng đường đại học của Đông Hải trở thành một thử thách, ít nhất nếu không muốn nói là một gánh nặng.

“Sau nhiều năm học hành, tôi nhận thức rõ rằng mình cần tìm một công việc để hỗ trợ gia đình và cải thiện sinh kế.

Tôi đang gặp khó khăn vì triển vọng công việc bởi chuyên ngành của mình - nghiên cứu công nghệ và thiết bị, có thu nhập ít ỏi. Giảng viên thường yêu cầu chúng tôi có các nghiên cứu sâu hơn - nhưng điều này đồng nghĩa với việc gia đình phải bỏ thêm tiền để chu cấp cho tôi”, cậu sinh viên chia sẻ.

Vương kiếm được một số tiền từ việc phát tờ rơi trong thành phố vào cuối tuần, nhưng không thể tiếp tục đi làm thêm khi các kỳ thi đang sắp tới.

"Cuộc sống rất khó khăn. Tôi đã học được cách không so sánh mình với những người khác. Tôi đã ngừng tự hỏi tại sao mình sinh ra trong một gia đình như vậy khi thấy các bạn cùng lớp của tôi được mua máy tính mới, thay điện thoại hay có một đôi giầy mới.

Tôi biết cha tôi có những kỳ vọng nhưng tôi không có ai để nương tựa ngoài bản thân mình.Tôi không thể ngừng suy nghĩ về điều này vào ban đêm và càng nghĩ về nó, tôi càng khó ngủ hơn”.

Ông Lý Quốc Tường, một nhà nghiên cứu của Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, nói rằng nếu không có cơ hội việc làm tốt hơn, sẽ rất khó khăn để nâng các gia đình ở nông thôn vượt qua ngưỡng nghèo.

Nhà nghiên cứu nói rằng chiến dịch xóa đói giảm nghèo sẽ chỉ hiệu quả khi giáo dục được đầu tư, mà theo ông đây là yếu tố rất quan trọng để ngăn chặn sự nghèo đói được truyền lại cho các thế hệ về sau.

“Có những khoản vay không lãi suất để giúp đỡ sinh viên nhưng đối với một số gia đình, việc này có thể vẫn rất khó khăn”, ông Lý chỉ ra.

Chính phủ Trung Quốc ước tính 20 triệu người vẫn sẽ cần giúp đỡ khi chiến dịch xóa đói giảm nghèo kết thúc vào năm tới, so với tổng số 45 triệu người nhận trợ cấp thu nhập thấp hiện nay.

Chiến dịch chống đói nghèo sẽ tiếp tục sau năm 2020, nhưng ông Lý cho biết trọng tâm sẽ chuyển từ việc nâng các gia đình lên trên ngưỡng nghèo sang giảm khoảng cách giàu nghèo giữa các tầng lớp trong xã hội.

Theo SCMP
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
(Ngày Nay) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, Nhà hát Múa rối Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024, dự kiến diễn vào tháng 10/2024, tại Hà Nội.
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
(Ngày Nay) - Trước nhu cầu du lịch dự báo sẽ tăng cao trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Sở Du lịch Hà Nội đã có công văn gửi các sở, ngành, quận, huyện, thị xã, tổ chức, cá nhân quản lý khu, điểm du lịch trên địa bàn đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch và giữ gìn môi trường du lịch Thủ đô.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
Tổng thống Pháp: Châu Âu cần bớt lệ thuộc vào Mỹ
(Ngày Nay) - Tổng thống Pháp cho rằng châu Âu cần cần thay đổi quy mô phòng thủ giúp châu lục này thiết lập đối thoại với các nước thứ ba, bớt lệ thuộc vào Mỹ và có khả năng đương đầu tốt hơn với các mối đe dọa.
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.