Thử nghiệm vắc xin phòng chống căn bệnh giết chết gần nửa triệu người

(Ngày Nay) - Loại vắc xin mới có tên gọi là RTS,S phòng chống sốt rét đang được tiêm thí điểm ở châu Phi và có thể sẽ được sử dụng trên khắp thế giới vào năm 2018.
WHO hy vọng loại bỏ hoàn toàn bệnh sốt rét vào năm 2040. Ảnh: Shutterstock/Surapol Usanakul.
WHO hy vọng loại bỏ hoàn toàn bệnh sốt rét vào năm 2040. Ảnh: Shutterstock/Surapol Usanakul.

Sốt rét cướp đi sinh mạng của khoảng nửa triệu người mỗi năm, phần lớn trong số đó là trẻ em. Bệnh sốt rét lưu hành chủ yếu tại các khu vực như châu Phi, châu Á, Trung và Nam Mỹ.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), việc nghiên cứu thành công vắc xin phòng chống sốt rét sẽ mở ra cơ hội cứu sống hàng chục nghìn người trên khắp thế giới.

Loại vắc xin mới có tên gọi là RTS,S, khiến hệ miễn dịch tấn công ký sinh trùng sốt rét. Vắc xin RTS,S được tiêm 4 lần, 3 liều đầu tiên được tiêm mỗi tháng một lần trong ba tháng liên tiếp. Lần thứ 4, cũng là liều quan trọng nhất được tiêm 18 tháng sau mũi thứ 3.

Vắc xin sẽ được thử nghiệm trên ít nhất 120.000 trẻ trong độ tuổi từ 5-17 tháng. Ở nhóm tuổi này, vắc xin mới được cho là có thể ngăn ngừa khoảng 40% số ca mắc sốt rét và làm giảm khoảng 30% trường hợp nặng cũng như giảm số lượng trẻ phải nằm điều trị tại bệnh viện.

Trẻ em bị nhiễm ký sinh trùng sốt rét ở ba nước Ghana, Kenya và Malawi là những đối tượng đầu tiên được chọn để thử nghiệm vắc xin mới vào năm 2018.

Tiến sĩ Matshidiso Moeti, giám đốc WHO khu vực châu Phi, cho biết: “Chúng tôi sẽ cân nhắc khả năng đưa vắc xin phòng chống sốt rét vào sử dụng rộng rãi trên toàn cầu sau khi chương trình thí điểm tại 3 nước châu Phi kết thúc. Với các biện pháp điều trị hiện nay cộng thêm vắc xin thì cơ hội sống sót của hàng chục nghìn người mắc sốt rét ở châu Phi sẽ rất cao”.

Năm 2015, số ca mắc sốt rét ở riêng khu vực phía nam sa mạc Sahara đã chiếm khoảng 90% số ca toàn thế giới.

Theo WHO, tỷ lệ tử vong do sốt rét đã giảm 62% trong giai đoạn từ năm 2000-2015. Tuy nhiên, con số ước tính này là không hoàn toàn chính xác đối với 31 quốc gia châu Phi.

Theo Zing
Bình luận
Triển lãm Venice Biennale: UNESCO tôn vinh công cuộc phục hưng kiến trúc Mosul
Triển lãm Venice Biennale: UNESCO tôn vinh công cuộc phục hưng kiến trúc Mosul
(Ngày Nay) - Từ ngày 10/5-25/5, triển lãm “Mosul, một cuộc phục hưng kiến trúc” mở cửa đón công chúng tại các sảnh đường uy nghi và lịch sử của Thư viện Quốc gia Marciana ở Venice. Khách tham quan được tìm hiểu cách UNESCO dẫn dắt công cuộc tái thiết các công trình biểu tượng tại thành phố Mosul của Iraq, nơi từng bị tàn phá nghiêm trọng trong thời gian bị chiếm đóng bởi tổ chức khủng bố Daesh. 
Các loại kính màu lý tưởng cho người mới học làm kính nghệ thuật
Các loại kính màu lý tưởng cho người mới học làm kính nghệ thuật
(Ngày Nay) - Kính màu có một lịch sử phong phú không kém gì màu sắc rực rỡ của nó. Dù kính màu đã xuất hiện từ thời Ai Cập cổ đại và từng được sử dụng ở La Mã cổ, nhưng đến thế kỷ IV – khi Kitô giáo bắt đầu xây dựng các nhà thờ – nghệ thuật kính màu mới thực sự phát triển mạnh.