Thủ tướng liên tục nhập viện, chính trường Nhật Bản chia làm 2 lối

(Ngày Nay) - Những lần nhập viện gần đây của Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo đã làm dấy lên lo ngại về việc liệu ông có đủ sức khỏe để tiếp tục lãnh đạo đất nước cho đến khi kết thúc nhiệm kỳ vào tháng 9 năm 2021 hay không.
Thủ tướng liên tục nhập viện, chính trường Nhật Bản chia làm 2 lối

Trong tuần này, ông Abe dự kiến sẽ tổ chức một cuộc họp báo để công bố tình trạng sức khỏe của mình và kế hoạch cải tổ nội các cùng các chức vụ hàng đầu của đảng cầm quyền vào tháng tới.

Vậy nếu Thủ tướng Abe Shinzo không đủ sức cầm quyền cho tới hết nhiệm kỳ vào năm sau, nhiều khả năng chính trường Nhật Bản sẽ rẽ theo 2 hướng khác nhau.

Sự xuất hiện của một người thế vai

Điều 9 trong luật nội các của Nhật Bản quy định rằng nếu một thủ tướng không thể hoàn thành chức năng của mình hoặc chức vụ bị bỏ trống, một bộ trưởng trong nội các  sẽ tạm thời đảm nhận vai trò lãnh đạo.

Nếu kịch bản này xảy ra, Phó Thủ tướng Taro Aso - người kiêm chức Bộ trưởng Tài chính, sẽ kế nhiệm ông Abe, một ứng viên khác là Chánh văn phòng Nội các Yoshihide Suga.

Động thái này có thể chỉ mang tính tạm thời, chẳng hạn nếu Thủ tướng Abe phải nhập viện nhưng vẫn đủ khả năng lãnh đạo sau khi xuất viện.

Luật không giới hạn thời gian quyền thủ tướng có thể tại vị. Vào tháng 4 năm 2000, sau khi Thủ tướng Keizo Obuchi bị đột quỵ và hôn mê, ông Mikio Aoki - người lúc đó là Chánh văn phòng Nội các, đã lên cầm quyền trước khi một lãnh đạo đảng và thủ tướng mới được bổ nhiệm.

Quyền thủ tướng không thể tổ chức một cuộc bầu cử nhanh nhưng có quyền giám sát việc lập ngân sách, ký kết các hiệp ước và ra lệnh huy động quân đội.

Tiến hành bầu cử sớm

Nếu ông Abe tuyên bố ý định từ chức, điều này sẽ kích hoạt một cuộc bầu cử trong nội bộ Đảng Dân chủ Tự do (LDP) để tìm ra vị chủ tịch đảng mới, sau đó là một cuộc bỏ phiếu tại quốc hội để bầu ra một thủ tướng mới.

Thủ tướng Abe và nội các của ông sẽ tiếp tục điều hành chính phủ cho đến khi một nhà lãnh đạo mới được bầu ra.

Người chiến thắng trong cuộc bầu cử đảng sau đó sẽ giữ chức vụ cho đến khi kết thúc nhiệm kỳ của ông Abe vào tháng 9 năm 2021.

Chủ tịch mới của LDP hầu như được đảm bảo vị trí thủ tướng vì đảng này chiếm đa số trong Hạ viện Nhật Bản.

Thông thường, các đảng phải thông báo cuộc bầu cử lãnh đạo của mình trước một tháng, sau đó các nghị sĩ và thành viên của đảng sẽ tham gia bỏ phiếu.

Tuy nhiên, trong trường hợp thủ tướng từ chức đột ngột, một cuộc bỏ phiếu bất thường sẽ được tổ chức "trong thời gian sớm nhất"  và chỉ cho phép các nghị sĩ và một số quan chức đảng tại các địa phương tham gia bỏ phiếu.

Ví dụ, vào năm 2007, LDP đã tổ chức một cuộc bầu cử lãnh đạo trong vòng 11 ngày kể từ khi ông Abe đột ngột từ chức cũng bởi lý do sức khỏe kém.

Theo Reuters
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.