Trước đó, Trump đã lên tiếng cảnh báo Triều Tiên tuần trước rằng nước này sẽ phải đối mặt với "hỏa lực và phẫn nộ" nếu nó bất cứ hành vi nào đe dọa tới an ninh Mỹ. Đáp trả lại phát ngôn của Tổng thống Mỹ, phía Bình Nhưỡng tuyên bố họ đang cân nhắc kế hoạch phóng tên lửa tới Guam.
Tuy nhiên, các phương tiện truyền thông Triều Tiên báo cáo hôm thứ ba (15/8) rằng Kim Jong-un đã trì hoãn quyết định phóng tên lửa tới Guam và sẽ xem xét động thái từ phía Mỹ trong một khoảng thời gian nữa.
"Kim Jong Un của Triều Tiên đã đưa ra một quyết định rất khôn ngoan và hợp lý", Trump viết trên Twitter.
Tổng thống Mỹ Donald Trump |
Bắc Triều Tiên từ lâu đã “lờ đi” các cảnh báo từ phương Tây và từ đồng minh duy nhất của họ là Trung Quốc để ngăn chặn các cuộc thử nghiệm hạt nhân và tên lửa mà họ thực hiện chống lại các nghị quyết của Liên Hợp Quốc.
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, ông Antonio Guterres, tuyên bố đã đến lúc phải quay lại bàn đàm phán và ngoại giao hòa bình. Ông cũng cho biết rằng luôn sẵn sàng trở thành trung gian của các cuộc đàm phán giữa Nga, Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc, Triều Tiên và Hàn Quốc.
Ông Guterres nói với các phóng viên: "Tôi đã chuyển tải thông điệp này cho các đại diện của các cuộc đàm phán sáu bên. Giải pháp cho cuộc khủng hoảng này phải là chính trị. Những hậu quả tiềm tàng của hành động quân sự là quá khủng khiếp."
Mỹ đã luôn hy vọng Trung Quốc có thể thúc đẩy Bắc Triều Tiên kiềm chế các chương trình vũ khí của họ. Ông Joseph Dunford, Chủ tịch Liên minh Hợp tác Quân đội Mỹ, nói với Vụ trưởng Vụ Hợp tác chung của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, rằng các chương trình vũ khí của Triều Tiên sẽ đe dọa toàn bộ cộng đồng quốc tế, bao gồm cả Trung Quốc.
"Mỹ và Trung Quốc có cùng mục đích, đó là vấn đề phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên đạt được thông qua các biện pháp hòa bình ... Các hành động của Bắc Triều Tiên đe doạ đến an ninh kinh tế và quân sự của Trung Quốc", phát ngôn viên quân đội Mỹ cho biết trong một tuyên bố.
Trung Quốc cũng đã nhiều lần kêu gọi tất cả các nước kiềm chế và giữ bình tĩnh, và mặc dù đã ký kết các biện pháp chế tài cứng rắn đối với CHDCND Triều Tiên, vấn đề chính vẫn là việc Washington và Bình Nhưỡng nên đàm phán chứ không phải chỉ trông chờ vào Trung Quốc.
Theo Reuters