Triều Tiên chấp nhận 'làm lành' vì khó khăn trong nước

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Với việc khôi phục các đường dây liên lạc bị cắt vào hôm thứ Ba, Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đã chấp nhận lời kêu gọi tái gắn kết quan hệ với Hàn Quốc, trong bối cảnh miền Bắc đang phải vật lộn với tình trạng thiếu lương thực ngày càng trầm trọng.
Triều Tiên chấp nhận 'làm lành' vì khó khăn trong nước

Hôm thứ Ba, nhân kỷ niệm 68 năm ngày đình chiến Chiến tranh Triều Tiên, chính phủ Hàn Quốc và Triều Tiên đã nối lại đường dây nóng giữa hai miền sau hơn một năm ngừng hoạt động.

Bình Nhưỡng đã cắt liên lạc với Seoul vào tháng 6 năm ngoái để trả đũa việc những người đào tẩu thả truyền đơn sang miền Bắc. Thậm chí, Triều Tiên còn cho phá hủy văn phòng liên lạc hai miền ở thành phố Kaesong. Tất cả các liên lạc thông qua các kênh chính thức đã bị tạm dừng sau đó.

Về phần mình, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in muốn tận dụng khoảng thời gian còn lại trong nhiệm kỳ của mình để đưa Triều Tiên trở lại bàn đàm phán.

Ngoài việc trao đổi thư từ với Chủ tịch Kim Jong-un, ông Moon cũng hối thúc Tổng thống Mỹ Joe Biden nối lại các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa với Triều Tiên.

Tuy nhiên, phía Bình Nhưỡng không chấp nhận những động thái giảng hòa từ Seoul. Việc Triều Tiên chấp nhận khôi phục các đường dây nóng cho thấy nước này đang vướng phải nhiều khó khăn và cần sự trợ giúp từ bên ngoài.

Kể từ năm ngoái, nền kinh tế Triều Tiên đã bị giáng 3 "cú đấm" cực mạnh bao gồm lệnh cấm vận từ Liên Hợp Quốc, đóng cửa biên giới với Trung Quốc do đại dịch COVID-19 và lũ lụt nghiêm trọng. Tháng trước, Chủ tịch Kim Jong-un đã phải thừa nhận tình hình lương thực trong nước đang trở nên "căng thẳng".

Trên hết, các báo cáo từ Triều Tiên chỉ ra rằng mùa hè này sẽ xảy ra hạn hán nghiêm trọng. Vào giữa tháng 7, lượng mưa tại Triều Tiên chỉ bằng 1/4 so với trung bình mọi năm, mức thấp thứ hai trong vòng 40 năm qua.

Phía Triều Tiên rất muốn thiết lập các hoạt động thương mại với Trung Quốc, nhưng viễn cảnh dịch bệnh COVID-19 kết thúc còn rất xa xôi, do đó tuyến biên giới giữa hai nước vẫn chưa được mở lại.

Cuộc khủng hoảng lương thực được cho là đang ảnh hưởng đến khả năng điều hành đất nước của Chủ tịch Kim Jong-un. Thậm chí các nhà phân tích đã suy đoán rằng việc giảm cân gần đây của nhà lãnh đạo này là một nỗ lực làm giảm bớt sự bất bình của công chúng trước tình trạng thiếu hụt lương thực.

Nhà phân tích Cha Du-hyeogn từ Viện Nghiên cứu Chính sách Asan ở Seoul nhận định bằng cách hàn gắn quan hệ với Hàn Quốc, "ông Kim hy vọng miền Nam sẽ là tiếng nói hàng đầu ủng hộ việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt".

Chủ tịch Triều Tiên cũng có thể tìm cách tận dụng "sự tan băng" này để thuyết phục Tổng thống Moon Jae-in dừng hoặc giảm quy mô các cuộc tập trận quân sự chung thường niên với Mỹ vào tháng 8 sắp tới.

Theo Nikkei Asia
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.