Triều Tiên - 'vật báu' của Trung Quốc

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Vào ngày 30/1, Triều Tiên đã bắn một tên lửa đạn đạo tầm trung từ phía bắc tỉnh Jagang, đây là vụ thử tên lửa thứ bảy kể từ đầu năm 2022.
Triều Tiên - 'vật báu' của Trung Quốc

Thoạt nhìn, điều này có vẻ không phải là một vấn đề lớn. Rốt cuộc, các tên lửa này không phải là bom hạt nhân và tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) mà Triều Tiên đã thử nghiệm trong quá khứ. Nga hiện đang tăng cường binh lính ở biên giới Ukraine, trong khi các ca mắc COVID-19 đang tăng mạnh trên khắp thế giới vì biến thể Omicron. Nhìn chung, vụ phóng mới nhất chỉ là một hành động khiêu khích quân sự thông thường khác từ chính quyền Bình Nhưỡng.

Nhưng các cuộc thử nghiệm không đến vào một thời điểm thường lệ. Thay vào đó, chúng đang diễn ra vào thời điểm cạnh tranh gay gắt, gia tăng giữa Mỹ và cường quốc khác của Thái Bình Dương: Trung Quốc.

Chính quyền Washington đã bán tàu ngầm hạt nhân cho Australia như một phần của thỏa thuận an ninh ba bên mới cùng với Vương quốc Anh. Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ely Ratner từng tuyên bố rằng việc ngăn chặn Trung Quốc đổ bộ lên đảo Đài Loan là “ưu tiên tuyệt đối”.

Khi giải thích về việc Mỹ rút khỏi Afghanistan, Tổng thống Joe Biden lập luận rằng Washington cần phải tái tập trung năng lượng và nguồn lực của mình cho “cuộc cạnh tranh nghiêm trọng với Trung Quốc”. Việc xoay trục sang châu Á, cụ thể là Ấn Độ-Thái Bình Dương, vốn khó nắm bắt từ lâu, rõ ràng đang được tiến hành.

Trong bối cảnh này, các cuộc thử nghiệm tên lửa của Triều Tiên mang một ý nghĩa mới — và điều đó rất nguy hiểm cho tham vọng của nước Mỹ. Mối đe dọa ngày càng cao về các cuộc tấn công tên lửa của Triều Tiên buộc cả Nhật Bản và Hàn Quốc không dám xem nhẹ quan hệ với Trung Quốc, với hy vọng Bắc Kinh sẽ phần nào kiềm chế Bình Nhượng.

Điều đó cũng có nghĩa là cả Nhật Bản và Hàn Quốc có khả năng sẽ tăng cường trọng tâm quân sự để đối phó với Triều Tiên hơn là hỗ trợ các hoạt động của Mỹ ở những nơi khác ở châu Á. Và nếu Mỹ phải củng cố thế trận của mình trên Bán đảo Triều Tiên, cho dù để xoa dịu nỗi sợ hãi của Seoul và Tokyo, hay răn đe Bình Nhưỡng, hoặc chiến đấu trong một cuộc xung đột thực tế, thì Washington vẫn cần phải phải bố trí lại các lực lượng để hạn chế Trung Quốc ở những nơi khác.

Chương trình vũ khí của Bình Nhưỡng từ lâu đã được coi là một trách nhiệm nặng nề đối với Bắc Kinh, do hành vi thất thường và khó đoán của các nhà lãnh đạo Triều Tiên. Thế nhưng, Triều Tiên đang trở thành một vật báu của Trung Quốc, căn cứ vào tình hình hiện tại.

Đối với Trung Quốc, sự chuyển đổi này đến vào một thời điểm thích hợp. Dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình, Bắc Kinh ngày càng thiếu kiên nhẫn, hiếu chiến và bành trướng. Ngày càng có khả năng Trung Quốc cố gắng giành quyền kiểm soát Đài Loan, đặc biệt là khi việc thống nhất hai bờ bằng hòa bình rõ ràng không còn là một lựa chọn.

Ông Tập đang theo dõi chặt chẽ phản ứng của Mỹ đối với các hành động khiêu khích của Triều Tiên và rút ra bài học về sự tín nhiệm của Washington. Để ngăn chặn xung đột ở Bán đảo Triều Tiên và bắt kịp trong cuộc cạnh tranh với Trung Quốc, Mỹ sẽ cần đưa ra những cách thức mới để đoàn kết các đồng minh và chứng minh quyết tâm của mình trong khu vực.

Chia rẽ các đồng minh

Các tên lửa mới nhất của Triều Tiên có thể không đủ khả năng vươn tới lãnh thổ Mỹ, nhưng điều đó hầu như không có nghĩa là chúng vô hại. Các hệ thống phòng thủ tên lửa không thể nhìn thấy các vật thể bay thấp cho đến khi chúng ở gần mục tiêu của chúng. Các các cuộc thử nghiệm đầu tiên và thứ hai trong năm nay của Triều Tiên sử dụng tên lửa siêu thanh tiên tiến, có thể di chuyển ở độ cao thấp, né tránh radar và hệ thống đánh chặn.

Trong vụ thử thứ ba, Triều Tiên đã phóng thành công tên lửa từ một đoàn tàu đang di chuyển, cho thấy Bình Nhưỡng có thể bắn tên lửa từ một hệ thống di động, khiến việc theo dõi và nhắm mục tiêu càng trở nên khó khăn hơn (đặc biệt là với hệ thống đường sắt rộng lớn của nước này). Nói cách khác, những vụ thử gần đây có thể đã vô hiệu hóa khả năng phòng thủ tên lửa của Mỹ, chẳng hạn như hệ thống phòng thủ khu vực tầm cao giai đoạn cuối do Mỹ triển khai và hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo Aegis, vốn được thiết kế để bảo vệ Nhật Bản và Hàn Quốc.

Việc Triều Tiên tăng cường thử nghiệm tên lửa xảy ra vào một thời điểm khó khăn cho các mối quan hệ của Mỹ với quốc gia Đông Á. Phải đến ngày 26/1 năm 2022, chính quyền Biden mới đề cử đại sứ tại Seoul, và mới chỉ bổ nhiệm một đặc phái viên về vấn đề Triều Tiên vào tháng 5 năm ngoái.

Tổng thống Biden đã đưa ra các biện pháp trừng phạt mới đối với Triều Tiên vào tháng 12 năm 2021, nhưng nhìn chung chỉ mang tính biểu tượng. Để đối phó với các mối đe dọa tên lửa trong tháng 1 vừa qua, chính quyền Biden đã thực hiện các biện pháp trừng phạt đầu tiên liên quan đến vũ khí, nhưng chúng có phạm vi tương đối hạn chế.

Một số nhà phân tích từ Hàn Quốc tin rằng chính quyền Washington thảo luận các vấn đề của Triều Tiên với Seoul không phải vì họ có ý định giải quyết nghiêm túc mà là để thuyết phục chính phủ Hàn Quốc giúp Mỹ cạnh tranh với Trung Quốc. Người Hàn Quốc lo sợ rằng sự ưu tiên của chính quyền Biden đối với vấn đề Trung Quốc phải trả giá bằng việc phi hạt nhân hóa Triều Tiên.

Đây là một diễn biến đáng hoan nghênh đối với Bắc Kinh. Các nhà phân tích Trung Quốc coi Hàn Quốc là một mắt xích yếu trong các liên minh Đông Á của Mỹ và Bắc Kinh đang cố gắng chia rẽ Washington và Seoul thông qua sự kết hợp giữa lời khen và lời đe dọa. Vào tháng 8 năm 2020, truyền thông Trung Quốc ca ngợi những nỗ lực của Hàn Quốc trong việc "khách quan và giữ tình hữu nghị với Trung Quốc", và vài tuần sau, các học giả Trung Quốc khen ngợi "lòng tốt với Trung Quốc" của Hàn Quốc trong thời kỳ "đàn áp của Mỹ".

Nhưng sau khi Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in thảo luận về vấn đề Đài Loan với người đồng cấp Mỹ Joe Biden tại hội nghị thượng đỉnh tháng 5 năm 2021, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cảnh báo Hàn Quốc không nên “đùa với lửa”. Các học giả Trung Quốc tại một viện trực thuộc chính phủ từng tranh luận công khai rằng Bắc Kinh cần cho Seoul thấy cái giá phải trả nếu ủng hộ Mỹ về vấn đề Đài Loan.

Khả năng tên lửa của Triều Tiên đang giúp hoàn thành nhiệm vụ này. Các tên lửa thế hệ mới đang đe dọa Hàn Quốc và khiến Seoul nghi ngờ về độ hiệu quả của các lệnh cấm vận của Mỹ.

Triều Tiên đã ràng buộc khả năng uy hiếp của mình với các vấn đề trong khu vực. Chính quyền Bình Nhưỡng đã công khai chỉ trích các chính sách của Mỹ đối với Đài Loan và khẳng định sự hỗ trợ của Mỹ chỉ đem tới “hậu quả bi thảm”.

Thứ trưởng Ngoại giao Triều Tiên cho biết trong một tuyên bố: “Sự can thiệp vô kỷ luật của Mỹ vào vấn đề Đài Loan dẫn đến nguy cơ tiềm tàng chạm đến một tình huống tế nhị trên bán đảo Triều Tiên”. Những lời này có thể khiến Seoul phải suy nghĩ lại về việc ủng hộ Washington ở eo biển Đài Loan.

Trong khi đó, không dễ để chia rẽ mối quan hệ giữa Nhật Bản và Mỹ. Nhưng các động thái của Triều Tiên chắc chắn có thể khiến Tokyo phân tâm khỏi Bắc Kinh. Mặc dù Tokyo đang vào cuộc với vai trò lớn hơn trong việc ngăn chặn Trung Quốc và bảo vệ chính quyền trên đảo Đài Loan, Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã xác định khả năng quân sự của Triều Tiên là một mối đe dọa "nghiêm trọng và sắp xảy ra", cũng như chắc chắn rằng trọng tâm của chính phủ sẽ thay đổi nếu Bình Nhưỡng leo thang căng thẳng.

Trong tuyên bố của Nhà Trắng liên quan đến cuộc họp ngày 21/1 của Biden với Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio, vấn đề Đài Loan chỉ được đề cập một lần. Trong khi đó, hai nhà lãnh đạo đã trích dẫn Triều Tiên ba lần, lên án các vụ thử tên lửa gần đây của nước này và cam kết hợp tác chặt chẽ hơn với Hàn Quốc. Mặc dù về mặt lý thuyết, Tokyo có thể tập trung vào cả Triều Tiên và Trung Quốc, nhưng trên thực tế, nước có thể gặp khó khăn. Triều Tiên gây ra mối đe dọa trực tiếp hơn nhiều đối với Nhật Bản so với Trung Quốc, và các nhà lãnh đạo Nhật Bản sẽ khó tập trung vào Trung Quốc nếu Triều Tiên ngày càng hiếu chiến hơn.

Viễn cảnh chiến tranh

Các khả năng đe dọa mới của Triều Tiên không chỉ giúp ích gì cho Bắc Kinh về mặt ngoại giao. Chúng mang lại lợi ích quân sự hữu hình. Mỹ đang cố gắng tranh thủ Hàn Quốc trong nỗ lực tăng cường khả năng răn đe trên khắp eo biển Đài Loan. Nhưng các tên lửa mới của Bình Nhưỡng buộc Seoul ít có khả năng tập trung quân sự ở một nơi nào khác ngoài Triều Tiên, đặc biệt nếu nước này tiếp tục các hành động khiêu khích. Một chuyên gia Hàn Quốc về chính trị Trung Quốc đã lập luận rằng khi Washington yêu cầu hỗ trợ trong cuộc tranh giành với Bắc Kinh, Seoul sẽ lấy lý do Triều Tiên để thoái thác trách nhiệm.

Để trấn an các đồng minh, Mỹ cũng có thể cần tái tập trung sự chú ý quân sự trên Bán đảo Triều Tiên, giảm khả năng hoạt động ở các khu vực khác của châu Á. Năm 2017, khi Triều Tiên tiến hành các vụ thử hạt nhân và ICBM, Mỹ đã đáp trả bằng cách gửi thêm các khí tài chiến lược đến gần Bán đảo Triều Tiên. Nếu căng thẳng gia tăng đủ cao, Washington có thể phải làm như vậy một lần nữa, bao gồm cả việc chuyển trọng tâm hoạt động của Hạm đội 7 sang khu vực này.

Đóng quân ở giữa Nhật Bản, hạm đội này là một trong những công cụ chính của Mỹ để răn đe Bắc Kinh, thực hiện các cuộc tuần tra gần eo biển Đài Loan và thúc đẩy tự do hàng hải ở Biển Đông. Nhưng với các hình mẫu trong quá khứ, một cuộc khủng hoảng trên Bán đảo Triều Tiên chắc chắn cũng sẽ kéo hạm đội này đi xa hơn về phía bắc, làm suy yếu khả năng của Washington trong việc thực hiện các hoạt động ở nơi khác.

Một cuộc chiến tranh lớn trên Bán đảo Triều Tiên sẽ đặc biệt tàn khốc đối với sự cạnh tranh của Mỹ với Trung Quốc. Ngoài Hạm đội 7, Mỹ còn có lực lượng đồn trú tại Hàn Quốc với quy mô 28.000 binh sĩ, 40 máy bay chiến đấu F-16, 90 máy bay quân sự, 40 máy bay trực thăng tấn công cùng các phương tiện khác, tất cả sẽ phải tập trung cho cuộc xung đột trên bán đảo này.

Phần lớn các máy bay, tàu chiến và khoảng 55.000 quân nhân Mỹ cũng sẽ được triển khai tới Hàn Quốc. Quân đội của Nhật Bản, có thể trợ giúp Mỹ nếu cần chống lại Trung Quốc, sẽ trở nên bận rộn trong việc hỗ trợ chiến đấu để bảo vệ lực lượng hải quân Mỹ, bao gồm các hoạt động chống tàu ngầm và quét mìn trên biển, khi quân đội Mỹ chuẩn bị cho một cuộc đổ bộ lên bán đảo.

Nếu so sánh, Bắc Kinh có vị thế tốt hơn. Mỹ lo ngại rằng Trung Quốc sẽ lợi dụng cuộc khủng hoảng do Triều Tiên thúc đẩy để sáp nhập Đài Loan, nhưng điều ngược lại sẽ khó xảy ra: Bắc Kinh không lo ngại rằng Seoul hoặc Washington sẽ có đủ tâm trí để đối phó với vấn đề Đài Loan nếu Bình Nhưỡng tiến hành một cuộc tấn công.

Cam kết của Trung Quốc đối với Triều Tiên cũng không toàn diện như của Mỹ đối với Hàn Quốc. Trong trường hợp chiến tranh trên Bán đảo Triều Tiên nổ ra, Trung Quốc có kế hoạch gửi hầu hết các lực lượng trên bộ hỗ trợ đồng minh. Các lực lượng không quân và hải quân của Bắc Kinh sẽ vẫn tập trung trên eo biển Đài Loan.

Do đó, đối với Trung Quốc, một cuộc khủng hoảng trên bán đảo Triều Tiên sẽ là cơ hội vàng để mở rộng quyền lực của mình. Nước này thậm chí có thể hiện thực hóa cam kết tái thống nhất lãnh thổ. Với việc lực lượng tình báo của Mỹ bận rộn hỗ trợ cho quân đội ở Hàn Quốc, một lực lượng đổ bộ của Trung Quốc có thể đổ bộ lên Đài Loan mà không cần phải cảnh báo trước cho Mỹ. Trung Quốc có thể thiết lập các vị trí đổ bộ trên đảo Đài Loan rất lâu trước khi các lực lượng của Mỹ, vốn đang sa lầy tại Triều Tiên, kịp ngăn chặn Trung Quốc.

Các cuộc thử nghiệm mới nhất của Triều Tiên có thể dự báo cho động thái của Trung Quốc. Như truyền thông Trung Quốc chỉ ra, vụ phóng tên lửa ngày 11/1 của Bình Nhưỡng trong một thời gian ngắn đã làm cho hệ thống cảnh báo của Bộ chỉ huy phương Bắc của Mỹ nhầm lẫn, khiến một số máy bay thương mại phải hạ cánh trong 15 phút.

Trung Quốc có chương trình tên lửa hành trình và đạn đạo tiên tiến nhất trên thế giới. Nếu khả năng tấn công tấn công của Triều Tiên có thể gây nguy hiểm cho hệ thống cảnh báo sớm của Mỹ, thì điều đó chắc chắn là điềm báo tốt cho khả năng của Bắc Kinh trong việc gây bất ngờ và đánh bại các lực lượng của Washington.

Gắn bó để tồn tại

Để chống lại các mối đe dọa tên lửa mới của Triều Tiên và ngăn chặn Trung Quốc hưởng lợi, chính quyền Biden cần có một chiến lược mạnh mẽ hơn đối với Triều Tiên, đặc biệt là ngăn chặn các hành động khiêu khích hơn nữa, trấn an Hàn Quốc và thể hiện cho các đồng minh thấy quyết tâm và sự tin cậy của Washington đối với vấn đề Trung Quốc.

Điều đó có nghĩa là Washington phải hỗ trợ Hàn Quốc nâng cao khả năng tấn công của nước này, chẳng hạn như phát triển tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân. Trong khi đó, Hàn Quốc phải tăng cường quy mô các cuộc tập trận kết hợp với Mỹ. Một liên minh Mỹ-Hàn mạnh mẽ hơn sẽ cải thiện khả năng sẵn sàng chiến đấu của hai nước, điều này đặc biệt quan trọng vào thời điểm Triều Tiên dường như đang chuẩn bị cho một đợt thử nghiệm tên lửa ICBM và hạt nhân khác. Cuối cùng, các mối quan hệ chặt chẽ hơn sẽ giúp Mỹ dễ dàng tạo niềm tin cho các đồng minh trong cuộc cạnh tranh chống lại Trung Quốc.

Mỹ cũng có thể tận dụng những căng thẳng mới trên Bán đảo Triều Tiên để khuyến khích hợp tác chặt chẽ hơn giữa Nhật Bản và Hàn Quốc. Seoul từ lâu đã có quan hệ căng thẳng với Tokyo, và quan hệ hai nước đã trở nên lạnh nhạt trong những năm gần đây.

Dù thế nào đi nữa, các khu vực như Bán đảo Triều Tiên, Biển Hoa Đông và eo biển Đài Loan ngày càng gắn bó với nhau trong thời đại cạnh tranh chiến lược hiện nay. Các hành động khiêu khích của Bình Nhưỡng chống lại Washington và các đồng minh của Mỹ có thể thúc đẩy Trung Quốc hành động ở các khu vực khác.

Nếu Bắc Kinh có thể làm suy yếu hoặc đánh bại Mỹ và các đồng minh châu Á của họ ở bất cứ đâu, thì Bình Nhưỡng và đồng minh sẽ rảnh tay để hành động trên bán đảo Triều Tiên.

Để đối phó với môi trường an ninh đang thay đổi này, các chiến lược gia ở Washington, Seoul và Tokyo nên kết hợp các vấn đề này lại với nhau. Bằng cách thể hiện sự phối hợp chặt chẽ hơn, ba nước cũng sẽ khiến Trung Quốc hoặc Triều Tiên khó có thể phá vỡ các liên minh Đông Á của Mỹ, bất kể trường hợp nào xảy ra.

Cuối cùng, ba quốc gia này phải chuẩn bị cho các cuộc khiêu khích đồng thời ở Đông Á, bao gồm cả các cuộc xung đột đồng thời ở Đài Loan và trên Bán đảo Triều Tiên. Khi tham khảo ý kiến ​​của nhau, Mỹ và các đồng minh phải thể hiện sự sẵn sàng hợp tác mạnh mẽ và chấp nhận rủi ro chiến lược. Ba nước cần tổ chức nhiều cuộc họp cấp bộ trưởng quốc phòng ba bên hơn, xem xét kỹ lưỡng hơn các tình huống khác nhau và thảo luận về cách tăng cường khả năng tổng thể.

Để ngăn chặn mối đe dọa từ Trung Quốc và Triều Tiên, liên minh này cần phải chứng minh rằng họ có thể chiến đấu trong hai cuộc chiến và chiến thắng cả hai, nếu cần.

Theo Foreign Affairs
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.