Trump nguy cơ giẫm vết xe đổ của Obama tại Syria

(Ngày Nay) - Dù chỉ trích chính sách Syria của chính quyền Obama, ông Trump vẫn đang lặp lại các sai lầm từ thời người tiền nhiệm trên chiến trường này.
 Tổng thống Nga Vladimir Putin gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 tại Hamburg, Đức. Ảnh: AP.
Tổng thống Nga Vladimir Putin gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 tại Hamburg, Đức. Ảnh: AP.

Các quan chức chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump luôn viện dẫn chính sách Syria thất bại của chính quyền Barack Obama để biện minh cho cách tiếp cận mà họ theo đuổi trên chiến trường Syria hiện nay.

Chính sách đó bao gồm hợp tác với Nga để chống phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS), chấp nhận cho Tổng thống Syria Bashar al-Assad tiếp tục cầm quyền và bỏ rơi các tay súng thuộc phe nổi dậy ôn hòa mà Mỹ hậu thuận suốt nhiều năm qua.

Dù nhận thức được những hậu quả tồi tệ từ chính sách của người tiền nhiệm, chính quyền Trump vẫn đang lặp lại các sai lầm cơ bản mà cựu tổng thống Obama từng mắc phải. Điều này có khả năng dẫn đến những kết quả tiêu cực cho cuộc xung đột ở Syria cũng như đối với lợi ích Mỹ, theo Washington Post.

Tiếp tục hợp tác với Nga

Tuần trước, tại Diễn đàn An ninh Aspen ở thành phố Aspen, bang Colorado, giám đốc Cơ quan Tình báo trung ương Mỹ (CIA) Mike Pompeo liệt kê những điểm ông coi là mối quan tâm của Mỹ ở Syria.

Ông cho biết Mỹ có 2 kẻ thù chính tại Syria là IS và Iran. Ngoài nỗ lực nhằm ngăn cản Iran thiết lập vùng kiểm soát trải rộng khắp khu vực, Mỹ còn hướng đến mục tiêu "thiết lập những điều kiện để xây dựng một Trung Đông ổn định hơn, qua đó, giúp Mỹ an toàn".

Tổng thống Trump không còn lựa chọn nào khác ngoài hợp tác với Nga ở Syria vì năm 2013, người tiền nhiệm Obama và ngoại trưởng Mỹ lúc bấy giờ, ông John Kerry, đã "mời" Tổng thống Nga Vladimir Putin can dự vào tình hình khi thương thảo với Moscow về thỏa thuận phá hủy vũ khí hóa học tại Syria, theo Pompeo. Tuy nhiên, Pompeo cho rằng đến nay, vẫn không có bằng chứng cho thấy Nga muốn chống khủng bố ở Syria như tuyên bố họ phát đi khi triển khai lực lượng tới đây.

"Chúng ta không có chung mối quan tâm ở Syria với Nga", Pompeo nói. Theo ông, Nga can dự vào cuộc nội chiến Syria chỉ vì "họ muốn một cảng hải quân ở vùng nước biển ấm và họ muốn đối đầu với Mỹ".

Cây bút Josh Rogin của Washington Post đồng tình với Pompeo song giám đốc CIA không phải người phụ trách chính sách Mỹ về vấn đề Syria. Nó thuộc trách nhiệm của Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson. Ông Tillerson có quan điểm hoàn toàn trái ngược với ông Pompeo.

"Tôi nghĩ Nga có chung mối quan tâm với chúng ta ở chỗ muốn Syria trở thành một nơi ổn định, một nơi thống nhất", Tillerson phát biểu trước báo giới sau cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Trump và người đồng cấp Nga Putin bên lề hội nghị G20 ở Hamburg, Đức, hồi đầu tháng.

Tại Diễn đàn An ninh Aspen, Stuart Jones, quyền trợ lý ngoại trưởng Mỹ phụ trách vấn đề Trung Đông, khẳng định Mỹ đã giao phó thành công vấn đề an ninh ở Syria cho người Nga bằng cách nhờ họ giám sát lệnh ngừng bắn.

"Đây là cuộc sát hạch thực sự đối với khả năng dẫn dắt tiến trình này của người Nga. Giải pháp chúng ta đề ra là giao nhiệm vụ cho người Nga và nếu thất bại, đó là vấn đề", Jones cho hay.

Cách lập luận trên gần giống những gì ngoại trưởng Kerry từng nói khi ông đàm phán lệnh ngừng bắn ở Syria với Nga vào cuối năm 2015. Ông Kerry nhiều lần tuyên bố thái độ của Nga sẵn sàng đóng vai trò như một đối tác xây dựng ở Syria cần được kiểm nghiệm.

Nối tiếp sai lầm của chính quyền tiền nhiệm

Theo cây bút Josh Rogin, ông Obama và ông Kerry đã phạm nhiều sai lầm ở Syria. Nỗ lực của Mỹ nhằm huấn luyện và trang bị cho quân nổi dậy ôn hòa tại đây được thực hiện quá yếu ớt và dường như chính nó đã thôi thúc Nga can thiệp quân sự vào Syria năm 2015.

Kể từ đó, chính quyền Obama thôi xem quyết tâm loại bỏ Assad là nhiệm vụ ưu tiên và bắt đầu hợp tác thực hiện các lệnh ngừng bắn với Nga với hy vọng chấm dứt cảnh giết chóc ở Syria.

Một số người nhận xét Tổng thống Trump không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tiếp tục chính sách đó. Song Josh Rogin cho rằng chính quyền Trump không nên lặp lại sai lầm nghiêm trọng ở Syria là thương lượng với Nga khi không có đòn bẩy.

Theo Rogin, quyết định từ Tổng thống Trump chấm dứt chương trình của CIA tại Syria nhằm huấn luyện và trang bị cho một số nhóm nổi dậy chống Assad là quá thiển cận. Trump đã từ bỏ quyền mặc cả nhưng không nhận lại được bất kỳ điều gì từ Nga.

Rogin đánh giá Tổng thống Trump cũng không được phép lặp lại sai lầm thứ 2 của chính quyền Obama là cho phép chính quyền Assad và Iran mở rộng khu vực kiển soát.
 Trump nguy cơ giẫm vết xe đổ của Obama tại Syria ảnh 1

Các tay súng phe nổi dậy tham gia một khóa huấn luyện của Mỹ ở làng Maaret Ikhwan, tỉnh Idlib, Syria. Ảnh: AP.

Theo trợ lý ngoại trưởng Mỹ Jones, chính quyền Syria và các đối tác đang tận dụng lệnh ngừng bắn ở tây nam Syria để dồn nguồn lực phục vụ mục tiêu tiến công tại đông nam nước này, nơi cuộc chiến giành những vị trí chiến lược quanh thành phố Deir al-Zour đang diễn ra.

Chính quyền Trump dường như bằng lòng để Iran và Assad chiếm một vùng đất rộng lớn khác ở Syria nhưng người Arab theo dòng Hồi giáo Sunni tại đây thì không, Rogin bình luận.

"Chúng ta sẽ làm gì khi những người Arab bị các lực lượng dân quân Iran tấn công ngay cả khi họ đang trên đường về nhà", Andrew Tabler, học giả tại Viện Washington về Chính sách Cận Đông, đặt câu hỏi.

Cuối cùng, Rogin nhấn mạnh Tổng thống Trump nên gia tăng ủng hộ các cộng đồng người Arab thuộc dòng Hồi giáo Sunni thông qua việc hỗ trợ quản trị địa phương, đẩy mạnh giáo dục và cung cấp các dịch vụ cơ bản thay vì cung cấp vũ khí. Trao quyền lực cho bộ máy lãnh đạo địa phương là điều kiện tiên quyết, nền tảng dẫn tới sự ổn định dài hạn, đồng thời sẽ đóng vai trò quan trọng nếu một tiến trình đàm phán chính trị xuất hiện.

"Chính quyền Trump không cần chịu trách nhiệm cho những sai lầm trong quá khứ của Mỹ tại Syria nhưng phải chịu trách nhiệm cho các hành động của Mỹ ở hiện tại. Thay vì đổ lỗi cho Obama và Kerry vì những hỗn loạn, chính quyền Trump nên rút ra bài học từ thất bại đó", cây bút của Washington Post viết.

Theo Vnexpress
Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
(Ngày Nay) - Những bức tranh dân gian Hàng Trống với nội dung thể hiện các tích truyện dân gian, được các nghệ nhân khắc họa cầu kỳ, tinh xảo, toát lên nét sinh động, ý nhị, trở thành nét tinh hóa văn hóa của vùng đất Kinh Kỳ.
Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
(Ngày Nay) - Theo Sở Du lịch Hà Nội, quý I/2024, tổng khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 6,54 triệu lượt khách, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó khách du lịch quốc tế ước đạt 1,4 triệu lượt khách, tăng 40%. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 25.487 tỷ đồng, tăng 17,8%.
Trùm tiền ảo bị kết án 25 năm tù
Trùm tiền ảo bị kết án 25 năm tù
(Ngày Nay) - Ngày 28/3, người sáng lập sàn giao dịch tiền điện tử FTX Sam Bankman-Fried đã bị kết án 25 tù vì tội lừa đảo khách hàng và các nhà đầu tư trên nền tảng giao dịch tiền ảo này.
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
(Ngày Nay) - Trước thềm mùa du lịch biển, thị xã Cửa Lò (tỉnh Nghệ An) đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng chỉ trang đô thị, nâng cấp cơ sở hạ tầng.
Seoul chìm trong bụi mịn
Seoul chìm trong bụi mịn
(Ngày Nay) - Cảnh báo bụi mịn đã được ban bố ở hầu hết các khu vực thuộc tỉnh Gyeonggy và thủ đô Seoul của Hàn Quốc trong sáng 29/3.
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
(Ngày Nay) - Nếu áp thuế chống bán phá giá đối với thép cán nóng (HRC) nhập khẩu sẽ khiến nguồn cung ngày càng khan hiếm và vô hình chung sẽ tạo ra thế độc quyền cho doanh nghiệp sản xuất trong nước. Khi đó, các doanh nghiệp trong ngành tôn mạ và ống thép sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng và trên hết là người tiêu dùng cũng sẽ phải sử dụng thép nội giá cao.
Hai cựu tổng thống Mỹ ra mặt ủng hộ ông Biden
Hai cựu tổng thống Mỹ ra mặt ủng hộ ông Biden
(Ngày Nay) - Chiến dịch vận động tái tranh cử của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nhận được cú hích nhờ sự hỗ trợ của hai người tiền nhiệm là cựu Tổng thống Bill Clinton và Barack Obama.