Trung Quốc sẽ cân bằng bài toán môi trường và kinh tế vào năm 2050

(Ngày Nay) - Theo một báo cáo mới, Trung Quốc sẽ không phải hy sinh tăng trưởng kinh tế để giải quyết bài toán bảo vệ không khí trong vài thập kỷ tới.
Trung Quốc sẽ cân bằng bài toán môi trường và kinh tế vào năm 2050

Theo đó, Trung Quốc có thể tăng gấp 3 sản lượng kinh tế vào năm 2050 trong khi vẫn giảm lượng khí thải carbon, Ủy ban Chuyển đổi Năng lượng (ETC) cho biết trong báo cáo. ETC bao gồm các nhà sản xuất năng lượng và người tiêu dùng, chuyên gia công nghệ, chuyên gia tài chính và tổ chức phi chính phủ.

"Với vai trò trung tâm của Trung Quốc trong nền kinh tế toàn cầu, nguồn năng lượng tái tạo rộng lớn và vai trò lãnh đạo công nghệ trong các ngành công nghiệp chủ chốt, Trung Quốc có vị trí độc nhất để dẫn đầu quá trình chuyển đổi năng lượng toàn cầu và loại khí carbon hoàn toàn khỏi nền kinh tế vào năm 2050", ông Adair Turner- Chủ tịch Ủy ban Chuyển đổi Năng lượng, nhận định.

Trung Quốc là một trong những nước gây ô nhiễm lớn nhất thế giới và là bên ký kết chính của Thỏa thuận Paris 2015, với sự tham gia của 187 quốc gia nhằm cam kết giảm lượng khí thải carbon. Vai trò của nước này càng trở nên quan trọng hơn sau khi Mỹ bắt đầu rút chính thức khỏi thỏa thuận vào đầu tháng này.

"Để thế giới thực hiện các mục tiêu của Thỏa thuận Paris, điều quan trọng là Trung Quốc phải có chiến lược để đạt được lượng khí thải carbon bằng không vào giữa thế kỷ", ông Turner chỉ ra.

Giảm lượng khí thải carbon xuống 0% vào năm 2050 thực sự có thể làm cho nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trở nên mạnh mẽ hơn.

"Khác xa với việc hạn chế khả năng của Trung Quốc để đáp ứng mục tiêu trở thành 'nền kinh tế giàu có phát triển hoàn chỉnh' vào năm 2050, cam kết đạt được mức phát thải bằng không vào năm 2050 sẽ thúc đẩy đầu tư và đổi mới có thể đẩy nhanh tiến độ", theo ông Turner.

Báo cáo của ETC khuyến nghị Trung Quốc tập trung vào việc loại bỏ carbon khỏi các ngành công nghiệp nặng như sản xuất thép, xi măng và hóa chất bằng cách sử dụng vật liệu tái chế. Các biện pháp khác bao gồm điện khí hóa hoàn toàn các dịch vụ đường bộ và đường sắt và sử dụng nhiên liệu sinh học cho hàng không và vận chuyển quốc tế đường dài.

Để đạt được mục tiêu bằng không, Trung Quốc sẽ cần tăng gấp đôi sản lượng điện nói chung, báo cáo cho biết. Nó cũng sẽ cần phải tăng gấp đôi tỷ lệ đầu tư hàng năm vào năng lượng mặt trời và tăng đầu tư vào năng lượng gió lên gấp ba hoặc bốn lần.

Trung Quốc đã thực hiện các động thái cụ thể để hạn chế khí thải, giảm đáng kể giá điện mặt trời ở nhiều địa phương trên cả nước. Năm 2017, chính quyền Bắc Kinh đã công bố kế hoạch khởi động một thị trường carbon toàn quốc để trao đổi tín dụng cho quyền phát thải carbon dioxide.

ETC cũng kêu gọi Trung Quốc thiết lập các mục tiêu rõ ràng và thực hiện các chính sách công mạnh mẽ để đạt được mục tiêu trung hòa carbon.

"Đối với toàn thế giới và cho chính Trung Quốc, điều quan trọng là nước này phải có chiến lược để đạt được lượng khí thải bằng không", Turner nói.

Theo CNN
Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng
Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết về việc ngừng bắn tại Dải Gaza
(Ngày Nay) - Ngày 27/3, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết 2728 về việc ngừng bắn tại Dải Gaza, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định:
Ảnh minh họa
Giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông để lừa đảo
(Ngày Nay) -  Ngày 28/3, ông Bùi Thanh Toàn, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu cho biết, thời gian qua, Sở liên tục nhận được phản ánh có dấu hiệu lừa đảo khi một số đối tượng giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu gọi điện cho cán bộ lãnh đạo của một số sở, ngành, địa phương và người dân.
UNESCO kêu gọi thúc đẩy giáo dục hòa nhập. Ảnh: UNESCO/Marie ETCHEGOYEN
Tôn vinh và ủng hộ sự hòa nhập trong giáo dục
(Ngày Nay) - Kỷ niệm 30 năm Tuyên bố Salamanca hồi giữa tháng 3/2024, cộng đồng quốc tế đã cam kết tiếp tục nỗ lực hướng tới môi trường giáo dục hòa nhập và công bằng cho tất cả mọi người.