Và chhaupadi - một hủ tục, thực hành văn hóa xã hội nguy hiểm, trong đó phụ nữ được yêu cầu ở trong những ngôi nhà nhỏ xa nhà trong thời gian kinh nguyệt (còn gọi là nhà kho kinh nguyệt) - vẫn được thực hiện, mặc dù bị Tòa án Tối cao Nepal không cho phép từ năm 2005. Những thách thức như vậy càng trở nên tồi tệ hơn bởi đại dịch COVID -19.
Nhân Ngày Vệ sinh Kinh nguyệt 28/5, Chương trình Phối hợp Phụ nữ của UNESCO-UNFPA-UN, với sự hỗ trợ của Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc KOICA, đã tổ chức buổi nói chuyện chia sẻ Cộng đồng Kiến thức (CoK) đầu tiên với sự hợp tác của Diễn đàn Phụ nữ, Pháp luật và Phát triển (FWLD).
Phụ nữ Nepal có thể chết vì hủ tục trong những "nhà kho kinh nguyệt". (Ảnh: SCN) |
Với chủ đề “Phụ nữ và Kinh nguyệt”, CoK này chủ yếu tập trung vào hai vấn đề: các thực hành tốt từ huyện Achham và Bajura về giải quyết kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến kinh nguyệt, và nhu cầu được miễn thuế đối với các sản phẩm kinh nguyệt. Diễn giả từ các huyện Achham và Bajura bao gồm bà Manju Mahat, Giám đốc Cơ quan Phụ nữ, Trẻ em và Người cao tuổi của Thành phố Mangalsen, huyện Achham, và bà Kunti Budha, Phó Chủ tịch đô thị nông thôn Khaptad Chhededaha, huyện Bajura. Cả hai đã chia sẻ kinh nghiệm của mình về chiến dịch họ đã bắt đầu năm 2019 nhằm mục đích dỡ bỏ tất cả các nhà kho kinh nguyệt. Bà Mahat cũng chia sẻ rằng nhiều nhà hoạt động cấp cơ sở đã và đang thực hiện các chương trình nâng cao nhận thức với các thành viên cộng đồng để vận động sự ủng hộ chống lại chhaupadi.
Diễn giả Budha kể lại câu chuyện về một nữ quan chức chính quyền địa phương, người đã nỗ lực thuyết phục những người khác thoát khỏi các lầm tưởng xung quanh kinh nguyệt và sự phân biệt đối xử liên quan. Tại một cuộc họp, chính quyền địa phương thảo luận về việc chhaupadi vẫn diễn ra do số đông cho rằng phụ nữ có kinh nguyệt sẽ mang lại xui xẻo. Đúng khi đó, nữ quan chức đang trong kỳ kinh nguyệt, và để thách thức quan niệm này, bà đã đưa chai nước và yêu cầu mọi người uống cùng - điều mà mọi người thường tránh vì sợ những điềm xấu. Khi không có chuyện gì xảy ra, bà đã nói với tất cả những người có mặt trên bàn họp, rằng kinh nguyệt là một quá trình tự nhiên và bình thường, không phải là điều gì đó phải sợ hãi hay kỳ thị.
Về các sản phẩm dành cho kinh nguyệt, bà Pashupati Kunwar, Chủ tịch tổ chức phi lợi nhuận Sama Bikash Nepal, huyện Achham, đã chia sẻ cách tổ chức của bà làm việc với phụ nữ địa phương để sản xuất sản phẩm băng vệ sinh có thể tái sử dụng. Mặc dù các tấm lót có thể tái sử dụng thân thiện hơn với môi trường và tiết kiệm chi phí trong dài hạn, nhưng chính phủ vẫn cung cấp các sản phẩm dùng một lần rẻ hơn. Bà nhấn mạnh rằng thuế đánh vào những sản phẩm băng vệ sinh này và xu hướng nhập khẩu băng vệ sinh nước ngoài tràn lan là những thách thức lớn mà chiến dịch của họ đang phải đối mặt.
"Kinh nguyệt là một quá trình sinh học tự nhiên không thể bỏ qua trong văn minh nhân loại. Đây là quá trình nhân văn và phẩm giá nhất, không nên được xem như một chủ đề của sự phân biệt và loại trừ."
- Bà Roshani Shrestha, Thư ký chung, Bộ Phụ nữ, Trẻ em và Người cao tuổi MoWCSC.
Bà Roshani chia sẻ rằng trong năm tài chính hiện tại, MoWCSC đã cấp quỹ cho 5 tổ chức phụ nữ sản xuất các tấm lót vệ sinh thân thiện với môi trường. Ngoài việc cung cấp băng vệ sinh miễn phí trong trường học, Bộ cũng chú trọng đến việc đảm bảo nhà vệ sinh cung cấp nước và nhu yếu phẩm vệ sinh. Bà nhấn mạnh rằng, thông qua Chính sách bình đẳng giới quốc gia 2077, tất cả các cấp chính quyền đang hướng tới giải quyết các hủ tục, các thực hành có hại trên cơ sở giới, cũng như thúc đẩy trao quyền kinh tế cho phụ nữ.
Buổi nói chuyện này được phát trực tiếp trên Facebook, đã tiếp cận khoảng 295.000 người và nhận được 2.100 lượt xem, 1.900 lượt thích. Những người tham dự đã chia sẻ nhiều nhận xét tích cực, bao gồm tầm quan trọng của việc nghe trực tiếp tiếng nói từ huyện Accham và Bajura về những thành tựu và nhu cầu “nâng cao tiếng nói của tập thể (nhằm khuyến khích) sử dụng các tấm băng vệ sinh sản xuất trong nước.”
Chương trình chung của UNESCO-UNFPA-UN Women, cùng với FWLD, có kế hoạch tổ chức nhiều phiên CoK hơn về các chủ đề bao gồm tình hình quỹ chống bạo lực trên cơ sở giới và các luật liên quan; vị thế và vai trò của các Ủy ban Tư pháp (những thông lệ tốt và những thách thức còn tồn tại); cơ sở hạ tầng thân thiện với giới trong lĩnh vực cơ chế ứng phó với bạo lực giới, các nguyên nhân chính dẫn đến bạo lực giới và các thực hành tốt được áp dụng để giải quyết chúng.
Giới thiệu về Chương trình chung của UNESCO-UNFPA-UN Women: "Trao quyền cho trẻ em gái vị thành niên và phụ nữ trẻ thông qua việc cung cấp giáo dục tình dục toàn diện và môi trường học tập an toàn ở Nepal” là một Chương trình phối hợp do UNESCO, UNFPA và UN Women dẫn đầu với sự hỗ trợ từ KOICA nhằm trao quyền cho trẻ em gái và phụ nữ trẻ thông qua một chương trình tích hợp tiếp cận giáo dục, y tế và bình đẳng giới.