Vượt qua định kiến

[Ngày Nay] - Trên thế giới, nhiều nhà báo, phóng viên khuyết tật mong có cơ hội để chứng minh rằng họ có thể mang lại những giá trị nghề nghiệp và sự đa dạng cho các tòa soạn. Song trên hành trình thực hiện khát khao này, họ gặp khá nhiều khó khăn, trở ngại.
Một số phóng viên, nhà báo khuyết tật nói rằng họ bị bêu xấu và bị phân biệt đối xử một cách ngấm ngầm trong môi trường báo chí.
Một số phóng viên, nhà báo khuyết tật nói rằng họ bị bêu xấu và bị phân biệt đối xử một cách ngấm ngầm trong môi trường báo chí.

1.Năm 22 tuổi, Jack A.Nelson từng núp trong lùm cây ở thung lũng để săn hươu. Để bắn được, Nelson phải đẩy người ra khỏi xe lăn. Sau khi bóp cò, Nelson nghĩ rằng đã săn được một con hươu cái. Nhưng người bạn đi cùng khẳng định: “Cậu đã giết một chú hươu đực”. Ông Nelson – hiện hơn 80 tuổi – sống ở thành phố Provo thuộc tiểu bang Utah (Mỹ). Ông vẫn sử dụng chiếc xe lăn được thiết kế đặc biệt để đi săn và câu cá.

Gần 20 năm qua, ông là người phụ trách khu vực Utah của Wertern Outdoors – tờ tạp chí lớn nhất nước Mỹ chuyên về thể thao ngoài trời, gồm săn bắn và câu cá. Một lần, khi đến thăm Utah và tới hồ câu cá, trợ lý tổng biên tập Wertern Outdoors đã thốt lên với ông Nelson rằng: “Ôi, tôi không biết ông ngồi xe lăn”. Ông Nelson cảm thấy thú vị trước lời cảm thán này. Thực tế trước chuyến thăm của trợ lý tổng biên tập Wertern Outdoors, ông Nelson đã đều đặn viết cho tạp chí trong suốt 2 – 3 năm và không ai ở tòa soạn biết ông là người khuyết tật. Ông Nelson nói: “Điều tôi học được từ rất sớm là việc mọi người có thể đối xử với bạn theo đúng cách mà bạn đối xử với khuyết tật của mình”.

Vượt qua định kiến ảnh 1

Ông Nelson khẳng định khuyết tật không phải là vấn đề lớn khi ông học đại học, bởi bạn bè đối xử khá tốt với ông, họ sẵn sàng cõng ông lên các lớp học trên tầng cao. Không bị phân biệt đối xử, ông Nelson đã trở thành một nhà văn, một phóng viên và nhà viết kịch bản truyền hình. Ông cũng đã xuất bản một số cuốn sách nổi tiếng ở Mỹ, trong đó có cuốn “Người khuyết tật, Truyền thông và Kỷ nguyên thông tin”.

Không phải nhà báo khuyết tật nào cũng may mắn có những trải nghiệm tốt đẹp như ông Jack A. Nelson. Một số phóng viên, nhà báo khuyết tật nói rằng họ bị bêu xấu và bị phân biệt đối xử một cách ngấm ngầm trong môi trường báo chí. Do mắc chứng bại não, Reid Davenport - nhà báo ở California (Mỹ) – rất khó khăn trong giao tiếp. Khi còn làm việc cho tờ nhật báo địa phương, những cuộc gọi điện thoại phỏng vấn của Reid thường bị phớt lờ, hoặc người nhận điện khi nghe tiếng Reid thỉ dập máy trong giận dữ. “Nếu tôi có thể nói chuyện mạch lạc, cuộc đời tôi đã khác” – Reid tâm sự. Sau đó, Reid quyết định chuyển sang làm phim tài liệu để có thể phát triển các mối quan hệ lâu dài hơn với các nguồn tin.

Người làm báo thường cổ vũ về sự công bằng dành cho những người yếm thế. Nhưng liệu chính các tòa soạn có rộng cửa cho những người khuyết tật muốn trở thành phóng viên, nhà báo? Tờ The Guardian (Anh) từng dẫn số liệu của Văn phòng các vấn đề người khuyết tật thuộc Chính phủ Anh cho thấy vào năm 2011, tỷ lệ người khuyết tật có việc làm ở “xứ sở sương mù” là 48,8%; thấp hơn nhiều  so với tỷ lệ 77,5% người bình thường có việc làm. Theo tổ chức thiện nguyện Leonard Cheshire, số lượng người khuyết tật có việc làm trong ngành truyền thông ở Anh còn ít hơn, với tỷ lệ chưa đến 1%. Khi được phỏng vấn, nhiều người khuyết tật muốn trở thành nhà báo cho biết những vấn đề mà họ đắn đo nhất khi xin việc là liệu có nên nói rõ tình trạng khuyết tật của bản thân trong hồ sơ xin việc (CV) hay không?; liệu có nên cho nhà tuyển dụng thấy hình ảnh thật của mình; liệu khuyết tật có ảnh hưởng tới khả năng thực hiện công việc của một nhà báo hay không?      

Tamara Marshall – một người khiếm thính – luôn cảm thấy lo lắng về việc thiếu hụt tiêu chuẩn của nhà báo chuyên nghiệp trong lĩnh vực thời trang và bị đồng nghiệp đối xử định kiến khi đeo máy trợ thính. Cô nói: “Tòa soạn nào muốn tuyển một phóng viên mà người này cần được cung cấp những thiết bị trợ giúp khuyết tật đắt tiền”. Do đó, cô không đủ tự tin để đề cập tới khuyết tật của mình trong CV. Giống như Tamara, Simon West – một người khiếm thị muốn trở thành phóng viên thể thao – thấy không cần thiết tiết lộ về khiếm khuyết của mình. Simon nói: “Trừ phi bạn đứng sát tôi, bạn sẽ không nhận ra khuyết tật của tôi. Tất nhiên, một trong những trở ngại của tôi là việc không có khả năng nhìn vào mắt người đối thoại trong một cuộc phỏng vấn xin việc.

Vượt qua định kiến ảnh 2

Nhưng đó có thể là điều tốt bởi tôi  không thấy được phản ứng của người phỏng vấn, do vậy tôi không bị mất tự tin”. Tuy nhiên, Simon hiểu rằng khuyết tật của mình có thể khiến nhà tuyển dụng cân nhắc về khả năng anh hoàn thành công việc luôn phải chạy theo các deadline (thời hạn kết thúc) của một phóng viên. Thực tế Simon muốn trở thành phóng viên báo giấy, nhưng anh không thể tự lái xe đến hiện trường. Trái với Tamara và Simon, Hannah Morgan – một người phải ngồi xe lăn và muốn làm việc ở một tòa soạn báo địa phương ở Anh – tin rằng khi khuyết tật rõ ràng thì không nên né tránh đề cập. Hannah nhận định: “Nếu tôi giấu khuyết tật trong CV, người ta vẫn sẽ thấy tôi ngồi xe lăn khi tới phỏng vấn. Đọc trước thông tin trên giấy  thường dễ hơn việc bất ngờ đối mặt với người khuyết tật trước cuộc phỏng vấn chỉ vài phút”. Từ kinh nghiệm bản thân, nữ nhà báo mù Michelle Hackman làm việc cho tạp chí Vox (Mỹ) cho rằng khi phỏng vấn xin việc, người khuyết tật muốn trở thành nhà báo nên trình bày với người tuyển dụng cách để viết một bài báo bằng các thiết bị hỗ trợ, chẳng hạn phần mềm đọc màn hình máy tính được phát triển dành cho người bị mất thị lực. Ngoài ra, có thể nói về thói quen di chuyển khi đi lấy tin hoặc phỏng vấn, chẳng hạn bằng taxi.

2.Nhiều người nghĩ rằng tuyển dụng người khuyết tật sẽ không đảm bảo chất lượng công việc. Nhưng theo Giáo sư quản trị kinh doanh Eddy Ng thuộc Đại học Dalhousie (Canada) thì người khuyết tật thường là các lao động chăm chỉ. Giáo sư Eddy Ng giải thích : “Các nhà tuyển dụng cần hiểu một điều quan trọng là người khuyết tật ít vắng mặt ở công sở và ít thay đổi công việc. Họ có động lực phấn đấu để chứng minh năng lực bản thân không thua kém người bình thường”. Trường hợp nữ nhà báo mù Nas Campanella làm việc cho Đài ABC (Australia) là một minh chứng. Khi mới 6 tháng tuổi, Nas Campanella đã bị mù và mắc bệnh teo cơ Mác khiến ngón tay suy yếu và gần như mất cảm giác. Bất chấp gặp nhiều khó khăn hơn người bình thường, Campanella chưa bao giờ từ bỏ quyết tâm trở thành nhà báo. Sau khi tốt nghiệp ngành truyền thông tại Đại học Công nghệ Sydney, Campanella trải qua nhiều cuộc phỏng vấn xin việc nhưng thất vọng với cách một số người nhìn nhận về người mù lòa. Campanella nói : “ Tôi đoán nhiều người đã tiếp xúc song không mấy ai tin tưởng về khả năng của người khuyết tật. Bởi vậy, tôi nghĩ họ rất sốc khi thấy một người mù bước vào văn phòng và nói – Tôi cần một công việc. Đó chính là điều tôi đã nói”. Năm 2011, Campanella là phóng viên mù đầu tiên được nhận tập sự ở Đài ABC với 01 năm đọc các bản tin khu vực tại vùng Bega, tiểu bang New South Wales.

Cô chính thức tham gia chương trình Triple J của Đài ABC từ đầu năm 2013. Công việc phóng viên của Campanella chủ yếu dựa vào phần mềm JAWS – chương trình đọc màn hình máy tính được phát triển dành cho người bị mất thị lực, không thể nhìn thấy màn hình hay điều khiển chuột. Khi Campanella đánh máy, JAWS sẽ đọc to để giúp cô nghe, ghi nhớ. Tại studio làm việc, Campanella có bàn chỉnh âm riêng và sử dụng nhiều miếng dán nhám để phân biệt các nút: phát sóng, tắt âm thanh, bật micro…Khi Campanella đọc bản tin, một giọng nói điện tử giống hệt sẽ truyền tới một bên tai nghe và giúp cô lặp lại ngay lập tức trên sóng phát thanh. Ở bên tai nghe khác, đồng hồ biết nói sẽ báo cho cô biết thời gian còn lại trên sóng.

Vượt qua định kiến ảnh 3

Năm 2016, Campanella đã sản xuất chương trình truyền hình đầu tiên khi tham gia khóa tình nguyện giúp người khuyết tật ở Fiji. Ngoài công việc nhà báo, Campanella còn được mời làm diễn giả tạo động lực sống cho mọi người, nhất là cho những gia đình có trẻ em khuyết tật.

Nhiều nhà báo, phóng viên khuyết tật khác cũng đã tận dụng sự phát triển của công nghệ để hỗ trợ cho công việc làm báo, ví dụ: nữ nhà báo mù Michelle Hackman chủ động tham gia nhiều hội thảo cập nhật công nghệ tiên tiến nhất để trở thành “chuyên gia IT cho bản thân”;  Lisa Goldsten –nhà báo tự do khiếm thính ở thành phố Pittsburgh, tiểu bang Pennsylvania (Mỹ) – sử dụng email hoặc các chương trình chat trực tuyến để thực hiện phần lớn các cuộc phỏng vấn, nhờ đó tránh được những sai sót khi nghe trực tiếp hoặc gián tiếp qua điện thoại; Reid Davenport – nhà làm phim tài liệu ở California (Mỹ) mắc chứng bại não – sử dụng bàn phím IntelliKeys gồm 96 nút chuyên dụng cho những người gặp khó khăn về cử động…

Một số nhà báo, phóng viên khuyết tật thậm chí đã chỉ ra lợi thế của họ khi tác nghiệp. Thứ nhất, việc một phóng viên có khuyết tật rõ ràng (mang theo gậy dò đường hoặc đeo thiết bị trợ thính) thường khiến người được phỏng vấn trở nên “ít phòng thủ” và vượt qua nỗi e ngại nói trước truyền thông. Đó cũng chính là điều mà các nhà báo bình thường mong muốn đạt được. Thứ hai, các nguồn tin thường rất ấn tượng trước nỗ lực của các nhà báo khuyết tật. Bởi vậy, họ sẵn sàng “dốc bầu tâm sự” giúp công việc của nhà báo thuận lợi hơn.

Những năm gần đây, nhờ các đạo luật dành cho người khuyết tật, nhà báo khuyết tật ở một số nước phát triển như Mỹ có cơ hội tìm được việc làm lớn hơn trước. Một số tập đoàn truyền thông lớn trên thế giới cũng đang đưa ra những chương trình tìm kiếm, tuyển dụng tài năng khuyết tật làm trong ngành truyền thông. Nhưng điều quan trọng hơn sau khi tuyển dụng là cần tập trung giúp các nhà báo, phóng viên khuyết tật phát triển nghề nghiệp trong một môi trường báo chí mà họ chỉ là thiểu số. 

Tòa soạn nào muốn tuyển một phóng viên mà người này cần được cung cấp những thiết bị trợ giúp khuyết tật đắt tiền”.Tamara Marshall – một người khiếm thính

Khách tham quan triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống”.
Khai mạc Triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống”
(Ngày Nay) - Lễ khai mạc Triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống” đã diễn ra chiều 18/3 tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam (số 36, Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội). Triển lãm do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Họa sỹ Phan Ngọc Khuê, nhà nghiên cứu nghệ thuật các dân tộc Việt Nam tổ chức.
Chương trình hòa tấu nhạc cụ dân tộc tại lễ hội.
Thanh Hoá: Nhiều hoạt động đặc sắc tại lễ hội Mường Xia
(Ngày Nay) - Tối 18/3, tại xã Sơn Thủy, huyện miền núi Quan Sơn (Thanh Hóa), Lễ hội Mường Xia đã diễn ra với sự tham gia của hàng nghìn đồng bào dân tộc Thái và người dân nước bạn Lào ở khu vực biên giới miền Tây Thanh Hóa và tỉnh Hủa Phăn (Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào).
Những quan điểm cần “gác qua một bên”
Những quan điểm cần “gác qua một bên”
(Ngày Nay) - Sinh thời, khi được hỏi về các vấn đề siêu hình thì Thế Tôn im lặng, “gác qua một bên”. Sau khi Thế Tôn nhập diệt, một số người đã đến hỏi Tôn giả A-nan vấn đề này. Hiện nay, các quan điểm này vẫn đang được đặt ra.
Bầu trời Iceland rực đỏ vì núi lửa phun trào
Bầu trời Iceland rực đỏ vì núi lửa phun trào
(Ngày Nay) - Đài truyền hình RÚV của Iceland đưa tin, hiện tượng núi lửa phun trào ở Bán đảo Reykjanes đã buộc người dân sống xung quanh Vũng biển Blue nổi tiếng và thị trấn Grindavik gần đó phải sơ tán khẩn cấp.
Khai mạc Lễ hội Nữ tướng Lê Chân
Khai mạc Lễ hội Nữ tướng Lê Chân
(Ngày Nay) - Tối 17/3, tại Tượng đài Nữ tướng Lê Chân, UBND quận Lê Chân (thành phố Hải Phòng) khai mạc Lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân năm 2024.
Hơn 13.000 trẻ em Gaza thiệt mạng do chiến tranh
Hơn 13.000 trẻ em Gaza thiệt mạng do chiến tranh
(Ngày Nay) - Tổ chức UNICEF cho biết hơn 13.000 trẻ em đã thiệt mạng sau khi xung đột nổ ra tại Dải Gaza và cảnh báo vấn nạn suy dinh dưỡng khiến những trẻ còn sống "thậm chí không còn sức để khóc”.