Thử nghiệm vắc xin phòng chống căn bệnh giết chết gần nửa triệu người

(Ngày Nay) - Loại vắc xin mới có tên gọi là RTS,S phòng chống sốt rét đang được tiêm thí điểm ở châu Phi và có thể sẽ được sử dụng trên khắp thế giới vào năm 2018.
WHO hy vọng loại bỏ hoàn toàn bệnh sốt rét vào năm 2040. Ảnh: Shutterstock/Surapol Usanakul.
WHO hy vọng loại bỏ hoàn toàn bệnh sốt rét vào năm 2040. Ảnh: Shutterstock/Surapol Usanakul.

Sốt rét cướp đi sinh mạng của khoảng nửa triệu người mỗi năm, phần lớn trong số đó là trẻ em. Bệnh sốt rét lưu hành chủ yếu tại các khu vực như châu Phi, châu Á, Trung và Nam Mỹ.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), việc nghiên cứu thành công vắc xin phòng chống sốt rét sẽ mở ra cơ hội cứu sống hàng chục nghìn người trên khắp thế giới.

Loại vắc xin mới có tên gọi là RTS,S, khiến hệ miễn dịch tấn công ký sinh trùng sốt rét. Vắc xin RTS,S được tiêm 4 lần, 3 liều đầu tiên được tiêm mỗi tháng một lần trong ba tháng liên tiếp. Lần thứ 4, cũng là liều quan trọng nhất được tiêm 18 tháng sau mũi thứ 3.

Vắc xin sẽ được thử nghiệm trên ít nhất 120.000 trẻ trong độ tuổi từ 5-17 tháng. Ở nhóm tuổi này, vắc xin mới được cho là có thể ngăn ngừa khoảng 40% số ca mắc sốt rét và làm giảm khoảng 30% trường hợp nặng cũng như giảm số lượng trẻ phải nằm điều trị tại bệnh viện.

Trẻ em bị nhiễm ký sinh trùng sốt rét ở ba nước Ghana, Kenya và Malawi là những đối tượng đầu tiên được chọn để thử nghiệm vắc xin mới vào năm 2018.

Tiến sĩ Matshidiso Moeti, giám đốc WHO khu vực châu Phi, cho biết: “Chúng tôi sẽ cân nhắc khả năng đưa vắc xin phòng chống sốt rét vào sử dụng rộng rãi trên toàn cầu sau khi chương trình thí điểm tại 3 nước châu Phi kết thúc. Với các biện pháp điều trị hiện nay cộng thêm vắc xin thì cơ hội sống sót của hàng chục nghìn người mắc sốt rét ở châu Phi sẽ rất cao”.

Năm 2015, số ca mắc sốt rét ở riêng khu vực phía nam sa mạc Sahara đã chiếm khoảng 90% số ca toàn thế giới.

Theo WHO, tỷ lệ tử vong do sốt rét đã giảm 62% trong giai đoạn từ năm 2000-2015. Tuy nhiên, con số ước tính này là không hoàn toàn chính xác đối với 31 quốc gia châu Phi.

Theo Zing
Khách tham quan triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống”.
Khai mạc Triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống”
(Ngày Nay) - Lễ khai mạc Triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống” đã diễn ra chiều 18/3 tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam (số 36, Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội). Triển lãm do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Họa sỹ Phan Ngọc Khuê, nhà nghiên cứu nghệ thuật các dân tộc Việt Nam tổ chức.
Chương trình hòa tấu nhạc cụ dân tộc tại lễ hội.
Thanh Hoá: Nhiều hoạt động đặc sắc tại lễ hội Mường Xia
(Ngày Nay) - Tối 18/3, tại xã Sơn Thủy, huyện miền núi Quan Sơn (Thanh Hóa), Lễ hội Mường Xia đã diễn ra với sự tham gia của hàng nghìn đồng bào dân tộc Thái và người dân nước bạn Lào ở khu vực biên giới miền Tây Thanh Hóa và tỉnh Hủa Phăn (Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào).
Những quan điểm cần “gác qua một bên”
Những quan điểm cần “gác qua một bên”
(Ngày Nay) - Sinh thời, khi được hỏi về các vấn đề siêu hình thì Thế Tôn im lặng, “gác qua một bên”. Sau khi Thế Tôn nhập diệt, một số người đã đến hỏi Tôn giả A-nan vấn đề này. Hiện nay, các quan điểm này vẫn đang được đặt ra.
Bầu trời Iceland rực đỏ vì núi lửa phun trào
Bầu trời Iceland rực đỏ vì núi lửa phun trào
(Ngày Nay) - Đài truyền hình RÚV của Iceland đưa tin, hiện tượng núi lửa phun trào ở Bán đảo Reykjanes đã buộc người dân sống xung quanh Vũng biển Blue nổi tiếng và thị trấn Grindavik gần đó phải sơ tán khẩn cấp.
Tràn lan nội dung độc hại do AI sáng tạo trên TikTok
Tràn lan nội dung độc hại do AI sáng tạo trên TikTok
(Ngày Nay) - Theo báo cáo của tổ chức phi lợi nhuận Media Matters, người dùng TikTok đang có xu hướng kiếm tiền từ các video đưa ra những thông tin vô căn cứ về những “thuyết âm mưu” liên quan đến ngày tận thế của thế giới.
Khai mạc Lễ hội Nữ tướng Lê Chân
Khai mạc Lễ hội Nữ tướng Lê Chân
(Ngày Nay) - Tối 17/3, tại Tượng đài Nữ tướng Lê Chân, UBND quận Lê Chân (thành phố Hải Phòng) khai mạc Lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân năm 2024.