5 điều nổi bật về đảo Guam

(Ngày Nay) - Sau "khẩu chiến" giữa Tổng thống Trump và lãnh đạo Triều Tiên, đảo Guam được biết đến nhiều hơn biệt danh "thiên đường du lịch" lâu nay.
    Binh sĩ Nhật Bản tham gia tập trận đổ bộ với quân đội Mỹ, Pháp và Anh trên đảo Guam vào ngày 13/5. Ảnh: AP.
    Binh sĩ Nhật Bản tham gia tập trận đổ bộ với quân đội Mỹ, Pháp và Anh trên đảo Guam vào ngày 13/5. Ảnh: AP.

    Sau khi Tổng thống Donald Trump đe dọa trút "hỏa lực và thịnh nộ" lên Triều Tiên, Bình Nhưỡng ngay lập tức đáp trả "đang xem xét kế hoạch tấn công" lãnh thổ hải ngoại của Mỹ nằm ở Tây Thái Bình Dương, "đảo Guam" bỗng trở thành từ khóa tìm kiếm phổ biến trên Google.

    Chỉ cách Triều Tiên vài giờ bay

    5 điều nổi bật về đảo Guam ảnh 1 

    ĐảoGuam, gần với hầu hếtnhững thành phố lớn của châu Á, chỉ cách Hàn Quốc và Nhật khoảng 4 giờ bay. Ảnh:Express.

    Đảo Guam, lãnh thổ hải ngoại của Mỹ, cách Hawaii hơn 5.000 km về phía tây, cách Philippines và Nhật Bản hơn 2.000 km về phía đông và về phía nam, chỉ cách Bình Nhưỡng chỉ 4 giờ bay. Nghĩa là Guam là lãnh thổ thuộc Mỹ gần với Triều Tiên nhất.

    Guam cách đất liền Mỹ gần 12.000 km, cách thành phố New York 19 tiếng bay và là lãnh thổ hải ngoại xa nhất của Mỹ. Mọi công dân Mỹ có thể tới Guam mà không cần mang theo hộ chiếu.

    Dân Guam không có quyền bầu tổng thống

    Kể từ sau Chiến tranh Thế giới II, mọi người dân sinh sống trên đảo Guam đều được công nhận là công dân Mỹ nhưng không có quyền bầu cử tổng thống cũng như chọn ra nghị sĩ quốc hội. Hiện nay, nghị sĩ Dân chủ Madeleine Z. Bordallo là đại diện duy nhất của Guam tại cơ quan lập pháp và ông này không có tiếng nói trong quá trình xây dựng luật.

    "Tàu sân bay vĩnh cửu" của Mỹ

    Với 1/4 diện tích đảo thuộc sở hữu của quân đội Mỹ, Guam là nơi đặt nhiều căn cứ quân sự quan trọng. Khoảng 10% dân số 160.000 người trên đảo Guam thuộc quân số của quân đội. Hiện nay có hơn 7.000 binh sĩ Mỹ đóng quân trên đảo.

    Ngoài căn cứ không quân Andersen, căn cứ hải quân trên đảo là bến đỗ của tàu ngầm hạt nhân và nơi đồn trú của lực lượng phòng vệ bờ biển Mỹ.

    Từng được Bộ trưởng quốc phòng Mỹ dưới thời chính quyền Barack Obama ca ngợi hòn đảo này là "một trung tâm đầu não chiến lược quan trọng của quân đội Mỹ ở Tây Thái Bình Dương", Guam được bảo vệ bởi hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối THAAD, tương tự như lá chắn mà Mỹ muốn triển khai ở Hàn Quốc.

    Từng là thuộc địa của Tây Ban Nha

    Dù chỉ rộng bằng thành phố Chicago, Guam trải qua một lịch sử với nhiều biến cố và thăng trầm. Vào năm 1521, nhà thám hiểm Ferdinand Magellan đặt chân lên đảo Guam, đánh dấu 300 năm cai trị của Tây Ban Nha trên hòn đảo này. Sau chiến tranh Tây Ban Nha - Mỹ, Guam nằm dưới quyền kiểm soát của Mỹ. Trong Chiến tranh Thế giới II, quân đội Nhật Bản chiếm đóng Guam khoảng 31 tháng. Vào tháng 7/1944, Mỹ trở lại và đánh Trận Guam, tái chiếm hòn đảo này từ tay Nhật Bản. Từ đó, Guam được xem như là một lãnh thổ có tổ chức nhưng chưa sát nhập của Mỹ.

    Thiên đường mua sắm hàng miễn thuế

    Chỉ sau khoảng 4 giờ bay, khách du lịch từ Đài Loan, Hàn Quốc và Nhật Bản đã đặt chân tới hòn đảo nhiệt đới được mệnh danh là thiên đường hàng hóa miễn thuế. Nhiều trung tâm thương mại trên đảo mở cửa 24/7 tạo điều kiện cho du khách thỏa thích mua sắm các nhãn hàng thời trang cao cấp với mức giá thấp hơn 20% so với hàng cùng thương hiệu được bày bán tại quê nhà.

    Theo Vnexpress
    Quảng Ninh vận động du khách không mang rác thải nhựa ra các đảo
    Quảng Ninh vận động du khách không mang rác thải nhựa ra các đảo
    (Ngày Nay) - Từ ngày 27/4, ngày đầu tiên của dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, khách du lịch sẽ không được mang các sản phẩm nhựa dùng một lần ra các xã đảo của huyện Vân Đồn (Quảng Ninh), cụ thể gồm 5 xã đảo: Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng, Thắng Lợi, Bản Sen.
    Trải nghiệm Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Tuyên Quang
    Trải nghiệm Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Tuyên Quang
    (Ngày Nay) - Sáng 27/4, tỉnh Tuyên Quang tổ chức Khai mạc Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Tuyên Quang lần thứ 3, năm 2024, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành. Sự kiện đã thu hút hàng nghìn du khách và nhân dân tới tham dự.
    Hãng hàng không Nhật Bản hủy chuyến bay do phi công say rượu
    Hãng hàng không Nhật Bản hủy chuyến bay do phi công say rượu
    (Ngày Nay) - Ngày 26/4, hãng hàng không Japan Airlines của Nhật Bản cho biết mới đây hãng đã phải hủy một chuyến bay từ thành phố Dallas (Mỹ) tới Tokyo sau khi tiếp nhận thông tin từ cảnh sát địa phương rằng cơ trưởng của chuyến bay này có hành vi gây rối tại khách sạn do say rượu.
    Hiện tại, UBND tỉnh Hà Nam và UBND thị xã Duy Tiên đã vào cuộc xử phạt hành chính đồng thời nghiêm cấm tổ chức hoạt động biểu diễn tại quán H2 CLub.
    Vụ quán H2 Club ở Hà Nam: Nghiêm cấm hành vi tổ chức biểu diễn trái phép
    (Ngày Nay) - Sau khi Ngày Nay đăng tải loạt bài viết phản ánh việc quán bar H2 Club tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục, phản cảm; hoạt động “chui” khi chưa đủ điều kiện được phép kinh doanh; cùng một số dấu hiệu vi phạm khác; UBND tỉnh Hà Nam và UBND thị xã Duy Tiên đã vào cuộc xử phạt hành chính đồng thời nghiêm cấm tổ chức hoạt động biểu diễn.
    Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
    Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
    (Ngày Nay) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, Nhà hát Múa rối Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024, dự kiến diễn vào tháng 10/2024, tại Hà Nội.