AFP dẫn nhận định trên của chuyên gia Ấn Độ Vijay Sakhuja viết trên trang mạng chuyên về hàng hải của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS).
Trong bài viết, nhà nghiên cứu Sakhuja chỉ ra rằng nhiều nước Đông Nam Á đã bày tỏ quan ngại trước cách hành xử và thái độ của Trung Quốc tại Biển Đông, đồng thời đưa ra hàng loạt lời phản đối sau các vụ quấy nhiễu của lực lượng hải giám Trung Quốc với ngư dân Việt Nam và Philippines. Những vụ việc này đã dẫn tới tình trạng căng thẳng giữa lực lượng tuần duyên các nước.
Ảnh minh họa |
Đơn cử như việc tàu hải giám Haijing số hiệu CCG-1123 của Trung Quốc tại vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia Đông Nam Á đã khiến chính phủ Malaysia triển khai tàu và máy bay tới theo dõi những hoạt động của tàu Trung Quốc.
Hay việc chính phủ Philippines đệ đơn kiện Trung Quốc lên tòa án quốc tế ở La Haye (Hà Lan). Đây được coi là hành động phản đối mạnh mẽ của Manila sau những vụ va chạm trên biển thời gian qua. Gần đây nhất, chính phủ Philippines quyết định tăng chi tiêu quân sự lên 20 tỷ USD trong 10 năm tới để đối phó với tham vọng không đáy của Trung Quốc tại Biển Đông.
Malaysia hiện đang là nước giữ chức Chủ tịch ASEAN và tình hình hiện nay có thể dẫn tới việc nước này sẽ tham gia cùng các quốc gia trong khu vực phản đối mạnh mẽ các hành động và thái độ ngang ngược của Trung Quốc tại Biển Đông.
Cập nhật Tin tức Biển Đông mới nhất hàng ngày, Tại Đây.
Xem thêm:
- Biển Đông hôm nay 10/7: Luận điệu đanh thép của Philippines 'kể tội' Trung Quốc trước tòa
- Biển Đông hôm nay 9/7: Philippines chi 20 tỷ USD quốc phòng để 'dằn mặt' Trung Quốc
- Biển Đông hôm nay 4/7: Trung Quốc lộng hành, các nước Đông Á tích vũ khí khủng của Mỹ
Trang Ly (T/h)