Biển Đông hôm nay 3/7: Những nước tập trận trên biển Đông nhằm 'dằn mặt' Trung Quốc

Tình hình biển Đông ngày càng “nóng” không chỉ trong khu vực tranh chấp mà ngay cả những "vị khách" cũng được cho là góp mặt khi tiến hành tập trận tại vùng biển này.
Biển Đông hôm nay 3/7: Những nước tập trận trên biển Đông nhằm 'dằn mặt' Trung Quốc

Philippines tập trận chung cùng các đồng minh Mỹ - Nhật

Cuộc tập trận chung thường niên mang tên CARAT giữa Philippines và Mỹ bắt đầu ngày 22/6 và kéo dài tới ngày 26/6 ngoài khơi đảo Palawan.

Biển Đông hôm nay 3/7: Những nước tập trận trên biển Đông nhằm 'dằn mặt' Trung Quốc - anh 1

Chiến hạm USS Fort Worth của Mỹ

Bên cạnh đó, cuộc tập trận chung giữa Philippines và Nhật diễn ra ở khu vực gần đảo Palawan, cách không xa quần đảo Trường Sa kéo dài tới ngày 27/6.

Cuộc tập trận năm nay phản ánh hơn 2 thập niên huấn luyện ngày càng phức tạp trên cạn, trên biển và trên không”, phát ngôn viên Hải quân Mỹ Abrahamson nói.

Hải quân Mỹ cho hay, cuộc tập trận CARAT bao gồm một giai đoạn diễn ra trên biển với sự tham gia của chiến hạm gần bờ USS Fort Worth, tàu trục vớt USNS Safeguard, và máy bay trinh sát P-3 Orion, cùng ít nhất 1 tàu khu trục cỡ nhỏ của Philippines. Đây là lần đầu tiên một chiến hạm gần bờ của Mỹ tham gia vào cuộc tập trận chung CARAT với Philippines.

Cuộc tập trận chung của Nhật Bản và Philippines diễn ra ở khu vực gần quần đảo Trường Sa của Việt Nam, là nơi Trung Quốc đã xây dựng trái phép một loạt đảo nhân tạo. Nhật Bản sẽ cử một máy bay chống tàu ngầm P-3C, máy bay trinh sát hải quân và 20 binh sỹ tham gia cuộc tập trận này.

Tàu chiến Ấn Độ cùng các nước ASEAN tập trận

Ngày 1/6, 4 tàu chiến của Hải quân Ấn Độ đã có mặt tại khu vực biển Đông để chuẩn bị tham gia tập trận cùng năm quốc gia ASEAN xung quanh khu vực tranh chấp với Trung Quốc.

Biển Đông hôm nay 3/7: Những nước tập trận trên biển Đông nhằm 'dằn mặt' Trung Quốc - anh 2

Tàu chiến INS Satpura của Ấn Độ

Hai chiếc tàu, gồm tàu tàng hình INS Satpura và chiến hạm chống tàu ngầm INS Kamorta, đã tham gia tập trận Simbex-2015 với Singapore trước đó trong khi hai chiếc tàu khu trục tên lửa INS Ranvir và tàu hậu cần INS Shakti cũng đến Jakarta (Indonesia) tham gia tập trận.

Các tàu chiến của Ấn Độ tập trận cùng lực lượng Indonesia trong bốn ngày trước khi cập cảng Kuantan của Malaysia, Sattahip ở Thái Lan và đến Sihanoukville ở Campuchia. Sau khi diễn tập cùng các nước Đông Nam Á, các tàu chiến trên sẽ đến Australia.

Theo Deccan Herald, các chỉ huy hải quân Ấn Độ khẳng định lực lượng này có thể xem biển Đông như “khu vực có lợi ích” nếu các tài sản của Ấn Độ bị đe dọa.

Ấn Độ tin tưởng vào sự tự do đi lại. Các hoạt động thăm dò dầu của Ấn Độ tại biển Đông phù hợp với luật pháp quốc tế. Tuyên bố (của Trung Quốc) dọa dùng vũ lực là không thích đáng vì các nước đã cam kết giải quyết vấn đề” - Ngoại trưởng Ấn Độ Sushma Swaraj nhấn mạnh hôm chủ nhật.

Ba năm trước, tàu chiến INS Airavat của Ấn Độ trên đường đến Việt Nam cũng bị tàu quân sự Trung Quốc “dằn mặt”, yêu cầu rời khỏi lãnh hải của Trung Quốc dù đây là vùng biển quốc tế, Bộ Ngoại giao Ấn Độ nhắc lại.

Australia cũng “góp mặt”

Ngày 20/4, trên 11.000 binh sĩ Philippines, Mỹ và Australia bắt đầu cuộc tập trận chung ở biển Đông, với quy mô lớn hơn năm 2014.

Cuộc tập trận thường niên “vai kề vai” Balikatan, kéo dài cho đến ngày 30/4 giúp tăng cường năng lực phòng thủ của Philippines, Thứ trưởng ngoại giao Philippines, ông Evan Garcia tuyên bố. Và tướng Catapang nói cuộc tập trận thường niên này không nhằm vào Trung Quốc.

Tuy nhiên, giáo sư Richard Javad Heydarian, chuyên nghiên cứu khoa học chính trị thuộc Đại học De La Salle tại thủ đô Manila (Philippines), nhận định: việc tăng cường gấp đôi lực lượng tham gia cuộc tập trận thường niên Balikatan cho thấy Manila và Washington muốn “gửi thông điệp mạnh mẽ đến Trung Quốc giữa lúc Bắc Kinh tăng cường những hoạt động xây dựng trên biển Đông”, thể hiện họ sẵn sàng hợp tác đối phó với những hành động ngang ngược của Trung Quốc trên biển Đông.

“Chủ nhà” Trung Quốc

Trong đoạn băng video hơn một phút đăng tải trên YouTube ngày 20/6, các tàu chiến Trung Quốc đã tập trận bắn đạn thật ở Biển Đông.

Video ghi lại hình ảnh tàu Trung Quốc nhanh chóng bắn tên lửa vào những mục tiêu không xác định trong khi các máy bay trực thăng lượn trên không ở vùng biển tranh chấp. Đoạn băng còn có các cảnh máy bay chiến đấu Trung Quốc bay lượn và hệ thống súng lắp đặt trên tàu chiến.

Biển Đông hôm nay 3/7: Những nước tập trận trên biển Đông nhằm 'dằn mặt' Trung Quốc - anh 3

Tàu Trung Quốc tập trận bắn đạn thật.

Chưa rõ thời điểm Trung Quốc tiến hành tập trận hải quân nói trên. Tuy nhiên, đoạn video được đăng tải vào 2 ngày trước khi Philippines có các cuộc tập trận riêng với Mỹ và Nhật Bản ở ngoài khơi Palawan, tỉnh gần khu vực tranh chấp nhất ở Biển Đông.

Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Philippines Peter Galvez nói, những thông tin về cuộc tập trận trên cho thấy Trung Quốc “đã sắp đặt sự hiện diện trái phép và gây hấn”.

Tháng trước, Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố rằng sau khi hoàn thành việc xây đảo nhân tạo trên biển Đông, nước này sẽ xây dựng các cơ sở để đáp ứng các nhu cầu quân sự “cần thiết” cùng các nhu cầu dân sự. Bắc Kinh nói việc xây dựng này không nhằm vào bất kỳ quốc gia nào và sẽ không ảnh hưởng tới hoạt động hàng hải hay hàng không trong khu vực.

Bảo vệ tự do hàng hải tại vùng biển có tranh chấp đã trở thành một vấn đề cấp thiết trên biển Đông, bởi vùng biển này là nơi hơn khối lượng hàng hóa thương mại trị giá hơn 5 nghìn tỷ USD đi qua mỗi năm, đồng thời là nơi chiếm khoảng 1/10 sản lượng đánh bắt cá của toàn thế giới.

Cập nhật Tin tức Biển Đông, TẠI ĐÂY.

>>> Xem thêm:

- Biển Đông hôm nay 1/7: Trung Quốc dùng “Chim ưng biển” để dòm ngó Việt Nam và Đông Nam Á

- Biển Đông hôm nay 30/6: Lật tẩy bộ mặt giả dối của Trung Quốc về vấn đề Biển Đông

- Đông hôm nay 29/6: Trung Quốc sắp phải hầu tòa vì xâm phạm chủ quyền Biển Đông

Anh Phương (TH)
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quyết định duy trì mức cảnh báo cao nhất đối với dịch đậu mùa khỉ (mpox, trong bối cảnh số ca mắc và số quốc gia bị ảnh hưởng đang gia tăng.
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, Hy Lạp đã ký một thỏa thuận năng lượng sạch với Liên minh châu Âu (EU) và Ngân hàng Đầu tư châu Âu nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh trên các đảo dễ bị tổn thương của nước này, vốn đang bị đe dọa bởi tình trạng du lịch quá mức và biến đổi khí hậu.
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.